PHÁP LUẬT TƢ SẢN THỜI KỲ CẠNH TRANH TỰ DO 1 Phân loại hệ thống pháp luật tƣ sản

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 81 - 85)

1. Phân loại hệ thống pháp luật tƣ sản

Pháp luật tƣ sản đã xuất hiện trong lịng xã hội phong kiến. Nhƣng từ khi giai cấp tƣ sản thiết lập đƣợc nhà nƣớc thì pháp luật tƣ sản mới mang tính hệ thống và trở thành một kiểu pháp luật mới.

Do ảnh hƣởng của hai cuộc cách mạng tƣ sản và sự xâm lƣợc của Anh, Pháp nên pháp luật của hai nƣớc đĩ cĩ ảnh hƣởng tới pháp luật của nhiều nƣớc tƣ sản khác. Vì vậy, về cơ bản cĩ thể phân chia pháp luật tƣ sản thành hai hệ thống chủ yếu:

+ Hệ thống pháp luật lục địa: bao gồm pháp luật của Pháp, các nước lục địa

+ Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và các nước thuộc

địa hoặc phụ thuộc Úc, Canađa.

- Sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật này:

Hệ thống pháp luật lục địa Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ Nguồn Các bộ luật mới đƣợc xây dựng Tiền lệ pháp và bộ luật,

nhƣng các bộ luật này khơng đƣợc xây dựng mới mà tƣ sản hố những bộ luật phong kiến

Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tài sản

Dựa trên những nguyên tắc của pháp luật La Mã

Khơng theo các nguyên tắc của pháp luật La Mã

Hệ thống pháp luật

Chia pháp luật thành cơng pháp và tƣ pháp.

Khơng phân chia pháp luật thành cơng pháp và tƣ pháp

2. Những ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do

a) Luật Hiến pháp tư sản: Cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 khi giai cấp tƣ sản lớn mạnh và cĩ thế lực lớn trong kinh tế nên muốn vƣơn lên giành quyền thống trị vơ hạn mạnh và cĩ thế lực lớn trong kinh tế nên muốn vƣơn lên giành quyền thống trị vơ hạn của nhà vua – ngƣời đại diện của giai cấp phong kiến. Giai cấp tƣ sản đề xƣớng một văn bản cĩ hiệu lực pháp lý cao hơn hẳn các quýêt định của nhà vua và văn bản khác, văn bản ấy đƣợc gọi là Hiến pháp. Nhƣ vậy, kể từ cách mạng tƣ sản, khái niệm Hiến pháp với nghĩa là luật cơ bản của nhà nƣớc mới xuất hiện. Nĩ là một ngành luật mới, đƣợc xác lập từ chế độ tƣ bản chủ nghĩa.

+ Hiến pháp tƣ bản cĩ 3 nhĩm chế định cơ bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nƣớc, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân:

- Về chế định bầu cử, Hiến pháp xác định một loạt các biện pháp để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động, chẳng hạn:

+ Điều kiện về tài sản: cử tri phải là ngƣời cĩ số tài sản nhất định (Tây Ba Nha, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Braxin căn cứ vào thu nhập cá nhân, một số nƣớc khác căn cứ vào mức độ đĩng thuế cho nhà nƣớc). Về phía ngƣời ứng cử, họ phải là ngƣời cĩ thế lực kinh tế mạnh vì pháp luật tƣ sản quy định ngƣời ứng cử ký quỹ và gánh chịu mọi chi phí vận động bầu cử .

+ Điều kiện về trình độ văn hố: cử tri phải là ngƣời cĩ trình độ văn hố nhất định.

+ Điều kiện về tuổi: cử tri phải từ 21 tuổi trở lên.

+ Điều kiện về giới tính: phụ nữ khơng cĩ quyền bầu cử.

+ Về chủng tộc: ngƣời da đen, ngƣời da đỏ khơng cĩ quyền bầu cử.

+ Điều kiện cƣ trú: cơng dân muốn đƣợc bầu cử hay ứng cử phải sống cố định tại một nơi trong một khoảng thời gian nhất định.

Đặc biệt, một số nƣớc tƣ sản cịn quy định cĩ những tầng lớp đƣợc quyền bỏ nhiều lá phiếu hơn những cử tri bình thƣờng.

- Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, tuỳ theo từng nƣớc mà cĩ hình thức

ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định tổ chức của 4 loại cơ quan chủ yếu: nghị viện, chính phủ, tồ án và ngƣời đứng đầu nhà nƣớc (vua, tổng thống).

- Về chế định quyền và nghĩa vụ của cơng dân, hầu hết các Hiến pháp tƣ sản đều ghi nhận quyền tƣ hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trong thời gian đầu quyền cơng dân bị hạn chế rất nhiều, nhƣng do phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, dần dần nhà nƣớc tƣ sản phải ghi nhận thêm một số quyền cơng dân vào Hiến pháp. Tuy vậy, quyền và nghĩa vụ của cơng dân vẫn cịn phiến diện, nghĩa vụ thƣờng khơng đi đơi với quyền lợi.

+ Về chế định tổ chức bộ máy nhà nƣớc, chế định này nhằm củng cố và tăng cƣờng quyền lực của giai cấp tƣ sản, đàn áp và bĩc lột nhân dân lao động. Mục đích của việc ban hành Hiến pháp của giai cấp tƣ sản là nhằm hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua, tách quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp thành các quyền độc lập và đối trọng lẫn nhau. Hiến pháp tƣ sản thƣờng tập trung quy định về nguyên tắc tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của bốn cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng: Tổng thống, Nghị viện, Chính phủ và Tồ án.

+ Những chế định của dân luật tư sản

Nguyên tắc cơ bản của dân luật tƣ sản là quyền bình đẳng giữa các cơng dân trong quan hệ pháp luật dân sự.

Nội dung chủ yếu của dân luật tƣ sản là bảo vệ quyền tƣ hữu tƣ sản, điều chỉnh các văn bản hợp đồng hợp đồng hơn nhân, thừa kế,…

+ Chế định quyền tư hữu tư sản : Quyền tƣ hƣũ đƣợc coi là quyền tự nhiên của con ngƣời, nĩ gồm cĩ 3 quyền: quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.

+ Luật dân sự chia vật sở hữu gồm 2 loại: động sản và bất động sản + Chế định hợp đồng và trái vụ tƣ sản

+ Dân luật tƣ sản xác định quyền bình đẳng và tự biểu lộ ý chí của các bên. Các bộ dân luật tƣ sản điều ghi rõ những điều kiện bảo đảm hợp đồng: Hợp đồng phải đƣợc nghiêm chỉnh trong bất kỳ hồn cảnh nào. Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trƣờng hợp cĩ sự đồng ý của các bên tham gia.

Các biện pháp để thực hiện hợp đồng cũng đựơc qui định nhƣ: cầm cố, đặt cọc, phạt tiền, bảo lãnh…

+ Trái vụ là một quan hệ pháp luật, trong đĩ một nguời hoặc một số ngƣời phải thực hiện một hành vi nào đĩ đối với chủ thể khác

Chế định pháp nhân và cơng ty cổ phần tư sản.

+ Chế định này nhằm củng cố địa vị kinh doanh của nhà tƣ sản, đồng thời khơng ngừng tập trung vốn, mở rộng kinh doanh để dẫn tới độc quyền.

Ban đầu việc thành lập cơng ty cổ phần phải đƣợc Chính phủ cho phép, về sau nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì việc thành lập cơng ty chỉ cần đăng ký với Chính phủ.

Cơ quan quản lý cao nhất của cơng ty là hội nghị các cổ đơng. Trong hội nghị số đầu phiếu khơng tính theo đầu ngƣời mà tính theo cổ phiếu. Do đĩ, quyền quản lý cơng ty thực chất thuộc về các nhà tƣ bản lớn.

Chế định về hơn nhân gia đình. Hơn nhân đƣợc xem là 1 loại hợp đồng. Việc

kết hơn phải cĩ đủ 2 điều kiện sau:

+ Ngƣời kết hơn phải cĩ năng lực pháp lý + Hai bên tự nguyện kết hơn với nhau.

Về hình thức kết hơn, cĩ nƣớc quy định hình thức kết hơn dân sự (do chính quyền chứng nhận), cĩ nƣớc theo hình thức tơn giáo, cĩ nƣớc coi 2 hình thức trên điều cĩ giá trị pháp lý.

Chế định này củng cố quan hệ khơng bình đẳng trong gia đình. Ngƣời vợ bị hạn chế năng lực pháp lý, đồng thời xác định ngƣời chồng là ngƣời đứng đầu trong gia đình, bảo hộ ngƣời vợ, do đĩ ngƣời vợ phải phục tùng

Chế định thừa kế. Theo luật dân sự tƣ sản thừa kế cĩ 2 hình thức:

+ Thừa kế theo di chúc: xác định nguyên tắc tự do di chúc. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho những ngƣời trong gia đình, một số nƣớc hạn chế sự độc đốn của ngƣời lập di chúc.

+ Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi ngƣời chết khơng để lại di chúc hoặc di chúc đƣợc xem là vơ hiệu hoặc khơng giải quyết hết tất cả tài sản.

Ởû các nƣớc thuộc hệ thống pháp luật thuộc địa, tài sản thừa kế đƣợc chuyển thẳng cho những ngƣời thừa kế. Cịn ở hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, tài sản đƣợc chuyển cho ngƣời trung gian (đƣợc chỉ định trong di chúc hoặc do tồ án chỉ định). Sau khi ngƣời trung gian thực hiện những thủ tục luật định thì tài sản đƣợc chuyển hết cho ngƣời thừa kế.

Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản

So với pháp luật phong kiến, tiến bộ lớn của pháp luật tƣ pháp là quyền tƣ pháp đƣợc tách ra khỏi quyền hành pháp. Cơ quan hành pháp khơng đƣợc quyền xét xử, quyền này đƣợc trao cho một cơ quan chuyên trách là tồ án.

Tố tụng đƣợc tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

Trong luật tố tụng tƣ sản, những nguyên tắc cơ bản dần dần đƣợc hình thành:

Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tồ: ngƣời buộc tội là Viện cơng tố, ngƣời gỡ tội là bị cáo và luật sƣ bào chữa.

Nguyên tắc suy đốn vơ tội: khi chƣa cĩ đủ chứng cứ buộc tội, thì bị can vẫn đƣợc xem là ngƣời vơ tội. Từ nguyên tắc suy đốn vơ tội, bị can cĩ quyền đƣợc bào chữa, cịn trách nhiệm buộc tội thuộc về Ủy viên cơng tố.

Bản án đƣợc quyết định bởi đa số Hội đồng xét xử Khơng ai cĩ quyền kháng cáo đối với việc trắng án. Nguyên tắc khơng thay đổi thẩm phán.

Nhận xét

Pháp luật tƣ sản ra đời là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử nhà nƣớc và pháp luật: Lần đầu tiên Hiến pháp và một loạt nguyên tắc mới của pháp luật xuất hiện. Kỹ thuật lập pháp với việc phân chia pháp luật thành các ngành luật, các chế định, với việc nêu ra các chế định pháp lý, với việc pháp điển hố,… đã cĩ sự tiến bộ nhảy vọt. Cĩ thể nĩi, về phƣơng diện hình thức pháp lý và kỹ thuật lập pháp, sự ra đời của pháp luật tƣ sản là một cuộc cách mạng trong luật pháp.

Trong những thế kỷ 17 đến 19, pháp luật tƣ sản đã đĩng vai trị tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhƣng thế kỷ 17 - 19 cũng là thời kỳ từng bƣớc hình thành và phát triển nền dân chủ tƣ sản và nĩ đƣợc thể chế hố bằng pháp luật. Pháp luật thành một phƣơng tiện quan trọng nhất của nhà nƣớc tƣ sản để quản lý xã hội.

Hệ thống pháp luật tƣ sản tuy đã ra đời nhƣng chƣa đầy đủ và hồn thiện. Thời kỳ này, khối lƣợng các văn bản pháp luật chƣa nhiều. Và cũng khác với thời kỳ tƣ bản

chủ nghĩa độc quyền, pháp luật tƣ sản ở thời kỳ này bảo vệ tự do cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi tƣ bản của các nhà tƣ sản.

Tuy nhiên, trong giai đoạn nào thì nhà nƣớc và pháp luật tƣ sản đều thể hiện đầy đủ bản chất giai cấp của nĩ.

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 81 - 85)