dùng tiền để chuộc tội (trừ những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại giáo hội…)
Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Về sau, bộ luật quy định mức phạt cụ thể (ví dụ: trộm chĩ: 15 xơlidút, trộm ngựa: 45 xơlidút, xúc phạm ngƣời frăng tự do: 30 xơlidút, giết chết ngƣời frăng tự do: 200 xơlidút, giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 xơlidút). ½ số tiền nộp phạt đƣợc chia cho gia đình bị hại, ½ cịn lại sung vào cơng quỹ.
Luật cho phép họ hàng của tội phạm đƣợc nộp tiền thay và tội phạm sẽ trở thành nơ lệ cho ngƣời đã nộp phạt thay mình. Nhƣng đến thế kỷ 6, luật cấm ngƣời khác nộp phạt thay, tội phạm phải tự mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào địa vị của ngƣời bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết ngƣời mà khơng chịu nộp phạt hoặc khơng cĩ tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình.
Đối với những tội phản quốc, khơng trung thành với nhà vua hoặc lãnh chúa phong kiến, chống lại nhà thờ và luật lệ tơn giáo, trộm cắp tài sản của nhà nƣớc hay của nhà thờ… đều bị coi là trọng tội. Tất cả những trọng tội đều khơng đƣợc dùng tiền chuộc mà phải chịu án tử hình. Phƣơng thức thực hiện án tử hình rất tàn bạo nhƣ: chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau đớn… Tuy nhiên luật lại khơng quy định nhƣ thế nào là phản quốc, nhƣ thế nào là khơng trung thành với nhà vua… do đĩ, đối với những loại tội phạm này, quan tồ thƣờng xét xử tùy tiện, chủ quan.