Nội dung hoạt động kiểm tra thuế đối với các DNTM

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp thương mại tại Chi Cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 32 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Nội dung hoạt động kiểm tra thuế đối với các DNTM

1.2.5.1. Những cơ sở để thực hiện kiểm tra

a) Lựa chọn các DNTM có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như:

- Nộp hồ sơ khai thuế thƣờng không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế.

- Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhƣng chậm khắc phục.

- Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm.

- Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thƣờng xuyên có tình trạng nợ thuế.

b) Lựa chọn các DNTM có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có xin hoàn nhƣng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhƣng không thực hiện đƣợc.

- Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.

c) Lựa chọn DNTM có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn d) Lựa chọn một số DNTM theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.

(Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (2005), Nhà xuất bản Lao động xã hội).

1.2.5.2. Kiểm tra về căn cứ xác định thuế

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo tháng

a) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế

Kiểm tra số lƣợng các hồ sơ, mẫu biểu theo quy định hiện hành.

Thứ nhất, kiểm tra các hồ sơ khai thuế GTGT đối với DNTM theo phƣơng pháp khấu trừ, bao gồm tờ khai thuế GTGT và các bảng kê kèm theo.

Thứ hai, hồ sơ khai thuế GTGT đối với DNTM theo phƣơng pháp trực tiếp, bao gồm tờ khai và các phụ lục có liên quan.

Thứ ba, hồ sơ khai thuế đối với trƣờng hợp chuyển đổi phƣơng pháp tính thuế.

b) Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Khi tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế, cán bộ thuế phải xem xét hồ sơ có đảm bảo các yêu cầu sau đây hay không.

- Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo đúng mẫu quy định; - Phải đƣợc ghi đầy đủ các chỉ tiêu;

- Có chữ ký của ngƣời có thẩm quyền; - Có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣờng hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng đƣợc yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu DNTM khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận đƣợc bản thay thế đƣợc coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

c) Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế

Đối với thuế GTGT:

Nội dung trọng tâm và phƣơng pháp kiểm tra các căn cứ tính thuế GTGT gồm: số lƣợng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ; giá tính thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ trên tờ khai, các bảng kê…

Đối với thuế TTĐB:

Các nội dung trọng tâm và phƣơng pháp kiểm tra căn cứ tính thuế TTĐB gồm: Sản lƣợng tiêu thụ; Doanh thu bán chƣa có thuế TTĐB (không có thuế GTGT); Thuế TTĐB đƣợc khấu trừ; Kiểm tra mức thuế suất thuế TTĐB ghi trên tờ khai thuế bằng cách đối chiếu với mức thuế suất theo chế độ qui định đối chiếu với tờ khai thuế của các tháng trƣớc…

Kiểm tra tờ khai thuế TNDN khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ yếu là kiểm tra số liệu tính toán trên tờ khai và tỷ lệ khấu trừ thuế so với các tờ khai tháng trƣớc.

Đối với thuế tài nguyên:

Cần kiểm tra giá tính thuế đơn vị tài nguyên; mức thuế suất hoặc mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên so với chế độ quy định; kiểm tra căn cứ phản ánh số thuế tài nguyên dự kiến đƣợc miễn, giảm trong kỳ.

Kiểm tra tờ khai nộp phí xăng dầu và tờ khai phí bảo vệ môi trƣờng:

Khi kiểm tra 02 loại tờ khai này chủ yếu là so sánh sản lƣợng xăng dầu xuất bán; số lƣợng khoáng sản khai thác so với các tờ khai thuế tháng trƣớc để phát hiện mức chênh lệch. Nếu số lƣợng chênh lệch lớn yêu cầu DNTM phải giải trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm tra hồ sơ khai thuế theo quý

Việc khai thuế và nộp thuế TNDN theo quý chỉ là tạm nộp, trong các loại thuế chỉ có thuế TNDN là khai và nộp theo quý.

a) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý bao gồm:

Thứ nhất, tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01A/TNDN dùng cho DNTM khai đƣợc thu nhập chịu thuế phát sinh.

Thứ hai, tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 1B/TNDN dùng cho DNTM khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu.

Thứ ba, hồ sơ khai thuế dùng cho tổ chức kinh doanh khai thuế TNDN từ chuyển nhƣợng bất động sản là tờ khai thuế TNDN theo mẫu 02/TNDN và bản phụ lục doanh thu từ chuyển nhƣợng bất động sản theo mẫu 01- 1/TNDN.

b) Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định; đƣợc ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của ngƣời có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh. Trƣờng hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng đƣợc các yêu cầu DNTM khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận đƣợc bản thay thế đƣợc coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

c) Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ

Kiểm tra tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho DNTM khai được thu nhập thực tế phát sinh:

Nội dung trọng tâm và phƣơng pháp khi kiểm tra tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho DNTM khai đƣợc thu nhập thực tế phát sinh gồm: Đối chiếu doanh thu phát sinh trong kỳ với doanh thu trong các tờ khai thuế GTGT hoặc tờ khai thuế TTĐB trong kỳ; So sánh tỷ lệ chi phí trong kỳ trên doanh thu với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tờ khai của quý trƣớc; Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ (nếu có) cần phải thông báo yêu cầu DNTM giải trình…

Kiểm tra tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho DNTM khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu:

Nội dung trọng tâm và phƣơng pháp khi kiểm tra tờ khai thuế TNDN tạm tính dành cho DNTM khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu gồm: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu; Phải có thông báo để DNTM giải trình đối với tờ khai thuế có mức thuế suất thuế TNDN ƣu đãi; có số thuế thu nhập dự kiến miễn, giảm.

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo năm

Các loại thuế theo năm gồm: thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp trên GTGT (chênh lệch giữa giá bán và giá mua); thuế TNDN, thuế tài nguyên, thuế nhà đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc; thuế môn bài.

a) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế

Theo đó, cần kiểm tra tính đầy đủ của số lƣợng các mẫu biểu trong hồ sơ khai thuế năm.

b) Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo đúng mẫu quy định; đƣợc ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của ngƣời có thẩm quyền; có dấu của cơ sở kinh doanh.

Trƣờng hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng đƣợc các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu DNTM khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm cơ quan thuế nhận đƣợc bản thay thế đƣợc coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

c) Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế GTGT dùng cho người nộp thuế

tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(i) Phƣơng pháp kiểm tra đƣợc thực hiện là đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế với các chỉ tiêu đƣợc cộng dồn của các tờ khai tháng trong năm.

(ii) Qua đối chiếu trên, nếu có sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu, cơ quan thuế thông báo để DNTM giải trình.

Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế TNDN

Nội dung trọng tâm và phƣơng pháp khi kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế TNDN bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các phụ lục kèm theo.

Thứ hai, kiểm tra phụ lục “kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” cần đối chiếu với các chỉ tiêu “Doanh thu” và “Chi phí” với số cộng dồn các chỉ tiêu này trong “Tờ khai thuế TNDN tạm tính trong năm”.

Thứ ba, với phụ lục “Chuyển lỗ” cần kiểm tra các mối quan hệ giữa số liệu tại mục I “Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ tính thuế trƣớc và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ kỳ này” với mục II “Xác định số lỗ đƣợc chuyển trong kỳ tính thuế”.

Thứ tư, kiểm tra phụ lục “thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản” cần đối chiếu với số liệu tổng hợp các “tờ khai thu thuế TNDN (mẫu số 02/TNDN) ” phát sinh trong năm.

Thư năm, kiểm tra phụ lục “thuế TNDN đƣợc ƣu đãi” xác định điều kiện và mức độ ƣu đãi thuế. Khi kiểm tra cần đối chiếu các điều kiện, thời hạn để đƣợc ƣu đãi miễn giảm thuế tƣơng ứng với các điều kiện đáp ứng đƣợc theo chế độ quy định. Xác định số thuế TNDN đƣợc miễn, giảm.

Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên

Nội dung trọng tâm khi kiểm tra quyết toán thuế tài nguyên chủ yếu là đối chiếu với các chỉ tiêu của tờ khai thuế hàng tháng. Riêng chỉ tiêu thuế tài nguyên đƣợc miễn, giảm trong năm cần kiểm tra điều kiện và mức độ miễn, giảm thuế tài nguyên tƣơng ứng với điều kiện theo chế độ quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với tờ khai thuế môn bài chủ yếu là kiểm tra chỉ tiêu vốn đăng ký. Đối với chỉ tiêu này khi kiểm tra cần so với vốn đăng ký đƣợc ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở vốn đăng ký xác định bậc môn bài và số thuế phải nộp.

Kiểm tra tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Nội dung và phƣơng pháp kiểm tra tờ khai thuế thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:

(i) Đối với các chỉ tiêu diện tích đất chịu thuế; loại đô thị; loại đƣờng phố; vị trí.

(ii) Kiểm tra điều kiện miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (nếu có).

(iii) Kiểm tra giá tính thuế có đúng với giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

Kiểm tra tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp

Kiểm tra các chỉ tiêu: địa chỉ lô đất, diện tích đất, loại đất, hạng đất cần phải căn cứ vào bản đồ địa chính và các qui định của địa phƣơng.

(Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006).

1.2.5.3. Kiểm tra về tình hình nộp thuế

Việc nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với Nhà nƣớc. Nội dung công tác kiểm tra việc nộp thuế là xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các luật thuế không, có dây dƣa nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng ngân sách Nhà nƣớc làm vốn kinh doanh không, có nợ đọng thuế không. Để đạt đƣợc yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của DNTM qua các chứng từ nộp thuế nhƣ Giấy nộp tiền vào Kho bạc, biên lai thuế nhằm phát hiện tình trạng nợ đọng, dây dƣa, chây ì tiền thuế. Đặc biệt chú trọng đến những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DNTM có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số tiền thuế vi phạm lớn, từ đó đƣa ra kiến nghị xử lý thật nghiêm minh nhằm giảm thiểu tối đa việc thất thoát tiền thuế của Nhà nƣớc.

1.2.5.4. Kiểm tra về việc chấp hành các chế độ chính sách

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cơ quan đoàn thể làm kinh tế đều phải chấp hành chế độ kế toán, thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thực hiện chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nƣớc. Nội dung kiểm tra trong lĩnh vực này bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật Kế toán của các DNTM: Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán; chế độ ghi chép cập nhật sổ sách...

Thứ hai, kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn có liên quan đến việc tính thuế. Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan nhƣ: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu chi,...

Qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai để trốn lậu thuế. Do vậy, nội dung kiểm tra này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Kiểm tra bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra xem xét có tính liên tục của hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ. Đồng thời, phải kiểm tra ngày tháng xuất hóa đơn, các thông tin của khách hàng xem doanh nghiệp có thực xuất hay không. Thông thƣờng, số hóa đơn tăng dần theo thứ tự thời gian. Nếu phát hiện một vài số hóa đơn bị bỏ cách thì DNTM phải giải trình nguyên nhân bị bỏ cách. Có nhiều trƣờng hợp vi phạm có thể xảy ra nhƣ hóa đơn bị bỏ do ghi sai; mất hóa đơn do lƣu giữ không cẩn thận hoặc cố tình che dấu doanh thu… Nếu DNTM không thể giải trình đƣợc thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp thương mại tại Chi Cục thuế thành phố Thái Nguyên (Trang 32 - 40)