PHÂN LOẠI VIRUS

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 81 - 84)

- Xâm nhập theo cơ chế thực bào hoặc nhập bào Một phần màng tế bào lõm vào, virus bị đẩy vào tế bào Màng tế bào bao lấy virus tạo bọng nằm trong tế bào chất, bơm proton

PHÂN LOẠI VIRUS

BÀI ĐỌC THÊM CHƢƠNG VIRUS

PHÂN LOẠI VIRUS

Virus học đã có lịch sử trên 100 năm, tuy nhiên các nguyên tắc phân loại virus thì vẫn còn rất mới mẻ. Vào những năm đầu của thế kỷ trước các virus đầu tiên được phân loại chỉ bằng một cách đơn giản là cho chúng đi qua màng lọc vi khuẩn. Nhưng khi số lượng virus tăng lên thì lúc đó phải phân biệt chúng dựa vào kích thước, vào vật chủ và vào các triệu trứng bệnh do chúng gây ra. Ví dụ tất cả các virus động vật có khả năng gây viêm gan đều xếp thành một nhóm gọi là virus viêm gan hay tất cả các virus thực vật có khả năng gây đốm trên lá cây đều xếp vào một nhóm gọi là virus đốm. Về sau, vào những năm 30, nhờ sự bùng nổ về kỹ thuật, đã giúp người ta mô tả được các đặc điểm vật lý của nhiều loại virus, cung cấp nhiều đặc điểm mới để có thể phân biệt được các virus khác nhau. Các kỹ thuật này bao gồm phương pháp phân lập, tinh sạch virus, xác định đặc điểm hoá sinh của các virion, các phương pháp huyết thanh học và đặc biệt là sự ra đời của kính hiển vi điện tử đã giúp mô tả được hình thái của nhiều loại virus khác nhau. Đến những năm 50 dựa trên các đặc điểm này người ta đã phân biệt được ba nhóm virus quan trọng ở động vật là Myxovirus, Herpesvirus và Poxvirus.

Vào những năm 60, các kiến thức và dữ liệu về virus đã rất phong phú, đòi hỏi phải cho ra đời một tổ chức của các nhà virus học để thống nhất về hệ thống phân loại với các qui tắc chặt chẽ và cách đặt tên... Đó là Uỷ ban quốc tế về phân loại virus, gọi tắt là ICTV (International Committee on Nomenclature of Viruses), được thành lập năm 1966. Chức năng của ICTV là thảo luận để đi đến thống nhất về các qui tắc phân loại, cách đặt tên, xây dựng thư mục và cung cấp thông tin cho các nhà virus học trên khắp thế giới. Các thông tin của ICTV có thể truy cập theo website <http://www.ncbi.nlm.gov/ICTV/>.

ICTV đưa ra các tên chuẩn phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái, bao gồm kích thước, hình dạng, kiểu đối xứng của capsid, có hay không vỏ ngoài; các đặc điểm vật lý bao gồm cấu trúc genom, sự mẫn cảm đối với các tác nhân lý, hoá; các đặc điểm của lipid, cacbohidrat, các protein cấu trúc và không cấu trúc; đặc trưng kháng nguyên và các đặc điểm sinh học khác như phương thức nhân lên, loại vật chủ, phương thức lây truyền và khả năng gây bệnh. Tuy nhiên người ta ước đoán rằng muốn xác định chính xác một loại virus mới cần phải có tới khoảng 500 đặc điểm. ICTV đang tạo dựng cơ sở dữ liệu (database) cho phép liệt kê các loại virus đến mức độ chủng.

Bộ virus (order).

Bộ là đại diện cho các nhóm ghép của các họ, có các đặc điểm chung khác biệt với các bộ và họ khác. Các bộ được ký hiệu bởi những vĩ tố (suffixe) -virales. Có một bộ đã được ICTV chấp thuận là Mononegavirales bao gồm các họ Paramyxoviridae, Rhabdoviridae và Filoviridae. Đó là các virus ARN đơn, âm, không phân đoạn và có vỏ ngoài.

Họ virus (family).

Họ là đại diện cho các nhóm ghép của các chi, có các đặc điểm chung khác với các thành viên của các họ khác. Họ có vĩ tố -viridae, đóng vai trò trung tâm và thường có tiếp đầu ngữ mang đặc điểm đặc trưng. Ví dụ Picornaviridae

là từ ghép pico/rna/viridae (pico tiếng Ý là nhỏ) gồm các virus có kích thước nhỏ; Flavoviridae - tiến Latinh flavo là vàng (vì trong đó có virus gây bệnh sốt vàng) ở một số họ (ví dụ Herpesviridae) có sự khác nhau giữa các thành viên trong họ, dẫn đến sự hình thành các họ phụ, được ký hiệu với vĩ tố -virinae. Như vậy họ Herpesviridae còn được phân tiếp thành các họ phụ Alphaherpesvirinae, (virus, Herpes simplex), Betaherpesvirinae (virus cytomegalo) và Gammaherpesvirinae (virus Epstein-Barr).

Chi virus.

Chi là đại diện cho các nhóm ghép của các loài, có các đặc điểm chung và khác với các thành viên của các chi khác. Tên chi thường có vĩ tố -virus. Cũng như tên họ, tên chi thường có tiếp đầu ngữ mang đặc điểm đặc trưng. Ví dụ Rhinovirus (Rhino tiếng Hy Lạp là mũi, ám chỉ virus gây bệnh sổ mũi. Các tiêu chuẩn để phân định các chi thay đổi giữa họ này với họ khác nhưng chúng vẫn bao gồm sự khác nhau về các đặc điểm di truyền, cấu trúc và các đặc điểm khác.

Loài virus.

Loài virus được định nghĩa như là một lớp phân loại dựa trên một số lượng lớn các đặc điểm lớp (polythetic class), tạo lập mối liên hệ với nhau về sao chép và chiếm một ổ sinh thái riêng biệt. ICTV hiện đang xem xét một cách cẩn trọng các đặc điểm thiết yếu cần phải có để xác định loài. Sự phân chia giữa loài và chủng vẫn còn là một vấn đề khó khăn.

Một số tính chất được ICTV sử dụng trong phân loại loài - Tính chất của virion

Đặc điểm hình thái.

- Kích thước virion - Hình dạng virion

- Có hay không có peplome (liproprotein vỏ ngoài) và bản chất của peplome - Có hay không có vỏ ngoài (envelope)

- Kiểu đối xứng và cấu trúc của capsid

Tính chất hoá lý, vật lý.

- Khối lượng phân tử của virion (M2).

- Mật độ nổi (buoyant density) của virion (trong CSCl, sacaroza vv…). - Hệ số lắng của virion.

- Tính ổn định pH. - Tính ổn định nhiệt.

- Tính ổn định với các cation (Mg2+, Mn2+). - Tính ổn định với các dung môi.

- Tính ổn định với các chất tẩy rửa. - Tính ổn định với chiếu xạ.

Genom

- Loại acid nucleic (ADN hay ARN). - Kích thước genom, tính theo Kb hoặc Kbp. - Acid nucleic sợi đơn (ss) hay sợi kép (ds). - Chuỗi thẳng hay khép kín.

- Phân cực (nghĩa - dương, âm hay lưỡng cực). - Số lượng và kích thước các đoạn (segment). - Trình tự nucleotid.

- Có các trình tự lặp lại. - Có các đồng phân. - Tỷ lệ G+C.

- Có hay không mũ ở đầu 5.

- Có hay không protein liên kết ở đầu 5. - Có hay không có đuôi poly (A) ở đầu 3.

Các protein.

- Số lượng, kích thước và hoạt động chức năng của các protein cấu trúc. - Số lượng, kích thước và hoạt động chức năng của các protein không cấu trúc.

- Những chi tiết về hoạt động chức năng của các protein, đặc biệt là transcriptaza phiên mã ngược, - emaglutinin, neuraminidaza và các protein dung hợp.

- Trình tự toàn phần hoặc từng phần acid amin của protein. - Tính chất glycosyl hoá, phosphoryl hóa, myristyl hoá của protein. - Lập bản đồ của quyết định kháng nguyên (epitop)

Các lipid

Hàm lượng, đặc điểm.

Hydrat cacbon

Hàm lượng, đặc điểm

Cấu trúc genom và phƣơng thức sao chép.

- Cấu trúc genom. - Phương thức sao chép. - Số lượng và vị trí khung đọc. - Đặc điểm phiên mã.

- Vị trí tích luỹ các protein của virion. - Vị trí lắp ráp virion.

- Vị trí và bản chất của sự hoàn thiện và giải phóng virion.

Tính chất của kháng nguyên

Sự giống nhau về typ huyết thanh, đặc biệt nhận được từ các trung tâm liên quan.

Các đặc điểm sinh học.

- Phạm vi vật chủ tự nhiên.

- Phương thức lây truyền trong tự nhiên. - Mối quan hệ với vectơ truyền bệnh. - Sự phân bố địa lý.

- Khả năng gây bệnh và bệnh liên quan.

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 81 - 84)