Nƣớc mặn và các vật liệu có trong nƣớc mặn.

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 64)

- Bào tử ngoại sinh: Từ cuống nang bào tử (xuất hiện trên đầu sợi nấm khí sinh) sẽ hình thành nên túi đỉnh Đầu túi đỉnh hình thành

7. Nƣớc mặn và các vật liệu có trong nƣớc mặn.

Nấm sợi sống ở nước mặn gọi là nấm sợi ưa mặn, những đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng giúp chúng thích nghi được với môi trường mặn. Có 2 nhóm nấm ưa mặn: một loại là ưa mặn bắt buộc (toàn bộ vòng đời của chúng trải qua trong môi trường mặn); loại kia là ưa mặn không bắt buộc (phần lớn có thể phân lập được chúng trong môi trường đất và cả trong môi trường mặn).

Để phân lập nấm ưa mặn, có thể lấy mẫu từ các cành củi mục, thực vật ưa mặn, thực vật ven biển, từ cát ở bãi biển và từ nước biển, đặc biệt là bọt biển là mẫu rất tốt để phân lập nấm ưa mặn.

Chú ý: Trên cùng một cơ chất, có thể có nhiều nhóm nấm tồn tại mỗi nhóm lại có một chu kỳ sống khác nhau, nên phân lập ở nhiều thời điểm khác nhau và bằng các phương pháp khác nhau thì có thể phân lập được loài mới hay tìm ra một hệ sinh thái mới của nấm.

PHƢƠNG PHÁP PHÂN LẬP

Kỹ thuật phân lập để tìm ra loài nấm mới hay nấm hữu ích là rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Không có một quy luật chung nào dùng cho phân lập vi sinh vật. Phương pháp phân lập tốt nhất sẽ là phương pháp mà ta lựa chọn để phân lập vi sinh vật mà ta cần. Suy nghĩ một cách sáng tạo cho công việc và thành thạo với các kỹ thuật phân lập mới là yêu cầu chung của bất kỳ một nhà vi sinh vật nào.

Các nhà nấm học Nhật Bản thường dùng các phương pháp sau để phân lập nấm sợi: Sử dụng kim nhọn nhặt bào tử ; Phân lập bào tử đơn độc; Sử dụng vi thao tác Skerman; Phương pháp pha loãng; Phân lập từ bào tử đảm ; Phương pháp rửa bề mặt; Phương pháp sát khuẩn bề mặt; Phương pháp dùng buồng kích ẩm; Phương pháp kích thích sự nảy mầm của nấm; Phương pháp sục khí.

Dưới đây là một số phương pháp hay dùng nhất, đã áp dụng phân lập nấm trong đất, trong lá cây rụng và nấm nội sinh endophyte tại Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật- TT công nghệ Sinh học- Đại học QG Hà nội trong chương trình hợp tác về nghiên cứu đa dạng sinh học với Viện Công nghệ và Đo lường Quốc gia Nhật Bản (NITE- Japan).

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)