NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TỪNG PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 62 - 63)

- Bào tử ngoại sinh: Từ cuống nang bào tử (xuất hiện trên đầu sợi nấm khí sinh) sẽ hình thành nên túi đỉnh Đầu túi đỉnh hình thành

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TỪNG PHƢƠNG PHÁP

PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU :

Chúng ta có thể phân lập vi nấm từ bất kỳ một cơ chất tự nhiên nào vì mọi cơ chất trong tự nhiên đều có vi sinh vật bên trong. Tuy nhiên nếu chọn lấy mẫu một cách ngẫu nhiên, không có mục đích thì rất mất thời gian và tiền bạc. Những vật liệu khác nhau sẽ được coi như những cơ chất khác nhau để phân lập nấm. Vật liệu chung nhất thường là: lá cây tươi, lá cây rụng, lá cây mục, phân động vật, côn trùng, nước ngọt, nước biển,....

Trước khi đi lấy mẫu phân lập nấm sợi chúng ta phải cân nhắc và suy nghĩ về những điều cần thiết sau: - Sẽ chọn loại vật liệu để phân lập cho loại nấm nào

- Dùng bản đồ kiểm tra lại vị trí lấy mẫu.

- Sẽ dùng phương pháp phân lập nào cho mẫu đó. - Sẽ mang mẫu như thế nào về phòng thí nghiệm.

Sau đó sẽ quyết định nơi lấy mẫu, chuẩn bị vật dụng đi lấy mẫu đó như:: Túi ni lông, thìa, cân, túi đựng mẫu làm bằng giấy, chai lọ, đèn gas xách tay, túi chứa, ... Lập kế hoạch số lượng mẫu cần lấy

1. Mẫu đất

Mẫu đất là mẫu có hiệu quả nhất vì có thể phân lập nấm trên mẫu đất với số lượng lớn. Có thể lấy mẫu đất ở nhiều nơi chẳng hạn như ở ruộng lúa, nơi trồng cây lấy hạt hoặc cánh đồng trồng rau, dưới rừng tùng hay dưới rừng tán lá rộng, ở vùng núi cao, ven bờ suối... Nấm phân lập được từ mẫu đất gọi là nấm đất, nhưng một số nấm phân lập được ở đáy hồ ao, sông suối hay đáy biển lại gọi là nấm ưa nước hay nấm ưa mặn.

Để phân lập được nhiều loài nấm khác nhau, nên lấy mẫu đất trên bề mặt dưới lớp lá cây mục vì quần thể nấm tập trung trên lớp đất bề mặt nhiều hơn là phần dưới đất sâu. Khi lấy mẫu, gạt bỏ lớp lá mục để lộ bề mặt lớp đất và dùng thìa sạch lấy phần đất bề mặt đó cho vào túi ni lông. Đồng thời ghi các thông số cần thiết về nơi lấy mẫu: địa chỉ, kinh độ, vĩ độ, ngày lấy mẫu, tình trạng lấy mẫu, nhiệt độ lúc lấy mẫu, người lấy mẫu.

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật đại cương (Trang 62 - 63)