2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin
Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấy chủ yếu từ sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thời báo kinh tế, các tài liệu trên trang Web có liên quan đến nội dung luận văn.
Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề qua các năm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của NHNT Việt Trì, NHNN tỉnh Phú Thọ và các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình.Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc quản lý tín dụng tại NHTM. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tín dụng nói chung và quản lý tín dụng tiêu dùng nói riêng.
42
2.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng.Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì.. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn.Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lí tín dụng nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu.Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.
- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Số liệu thứ cấp dạng thô được tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Ngân hàng Ngoại thương thông qua các văn bản hướng dẫn và báo cáo chuyên ngành.
43
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu.Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình quản lý và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu tín dụng qua các năm 2011, 2012, 2013,2014 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lí tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Việc phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí về chất lượng, quy mô,..chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì có đảm bảo các yêu cầu theo quy định của NHNT và NHNN hay không.
Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM. Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.