1.5.2.1. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro
Việc chọn loại cho vay tiêu dùng và phí cho vay tiêu dùng của ngân hàng tuỳ thuộc không chỉ vào chi phí tương đối của loại sản phẩm TDTD, mà còn tuỳ thuộc vào rủi ro của chúng. Mức độ rủi ro của các loại vay tiêu dùng khác nhau thay đổi theo những chiều hướng rủi ro được xem xét. Chẳng hạn như. Để đánh giá rủi ro của các khoản vay tiêu dùng một ngân hàng cần phải định lượng nhiều chiều hướng rủi ro khác nhau, bao gồm các loại sau đây:
- Rủi ro lãi suất: Quy mô và chi phí trả lãi của mỗi loại tín dụng tiềm năng tỏ ra nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị
35
trường? Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại vay tiêu dùng có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng tương quan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của khoản vay sẽ chịu tác động ra sao trước bất kỳ sự thay đổi lãi suất thị trường nào.
- Rủi ro thanh khoản: Liệu có khả năng xảy ra trường hợp loại vay tín dụng tiêu dùng nào đó sẽ bị giảm sút trầm trọng và đột ngột hay không? ( ví dụ như đóng băng nhà đất) Khi đó ngân hàng phải đương đầu với sự sút giảm dư nợ to lớn và buộc phải tìm những đối tượng vay vốn tiêu dùng khác với độ rủi ro cao ( vay tín chấp, vay lương, ...)
1.5.2.2. Mức độ đa dạng các hình thức tín dụng tiêu dùng
Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua số lượng các hình thức tín dụng tiêu dùng mà các NHTM áp dụng. Trong thời gian gần đây một số Ngân hàng đã tích cực đa dạng hoá các hình thức tín dụng tiêu dùng thông qua việc phát các loại thẻ điện tử, thẻ rút tiền tự động,….
Việc đa dạng hoá các hình thức TDTD là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác phát triển tín dụng . Hiện nay, các NHTM đều phấn đấu dư nợ đảm bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng.
1.5.2.3. Mức độ thuận tiện cho khách hàng giao dịch
Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng mà theo họ là phù hợp với mục đích vay tín dụng của mình. Do đó các ngân hàng cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng. Trên cơ sở nắm được mục đích và mong muốn của vay ngân hàng đưa ra các chính sách phù hợp để có được quy mô và cơ cấu mong muốn. Đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng tạo điều kiện tốt nhất cho các khách hàng của mình về quyền lựa chọn sản phẩm theo từng mục đích riêng của khách hàng...Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng tiêu dùng, đòi hỏi ngân hàng cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
36
- Khi phân tích các hoạt động của ngân hàng phải ở trạng thái vận động kết hợp với việc so sánh qua các thời kỳ hoạt động để thấy quy luật phát triển.
- Nghiên cứu xem xét hoạt động của ngân hàng trong mối quan hệ hữu cơ với các hoạt động của nền kinh tế khác.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. - Khi phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh cần xem xét đồng bộ nhiều chỉ tiêu khác vì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động do nhiều chỉ tiêu khác cấu thành.