Phân loại tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 26 - 32)

1.3.3.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay trả góp

Là các khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hay nhiều lần (thường theo tháng hoặc theo quý). Những khoản vay này được dùng để mua sắm những tài sản có giá trị như: nhà, ô tô, các thiết bị gia đình,

16

tiền du học…hoặc để trang trải các khoản nợ của gia đình. Nhìn chung cách cho vay trả góp hiện nay đang được áp dụng một cách phổ biến.

Cho vay trả một lần hay cho vay tiêu dùng phi trả góp

Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn.Qui mô của các khoản vay này tương đối nhỏ.Phần lớn các khoản vay loại này được dùng để chi trả cho các chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ô tô và nhà ở.

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là loại cho vay tiêu dùng trong đó khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng trong một thời gian nhất định. Tính chất tuần hoàn được thể hiện ở chỗ: người tiêu dùng có thể vay tới mức tối đa, hoàn trả tất cả hoặc một phần số tiền đã vay sau đó lại vay tiếp, có thể lên đến mức tối đa… cho tới khi hết thời hạn rút vốn quy định trong hợp đồng.

1.3.3.2. Căn cứ vào đối tượng vay

Việc thẩm định và xét duyệt cho vay đối với người đi vay là nguồn trả nợ. Vì vậy việc phân loại khách hàng theo công việc và thu nhập sẽ khiến ngân hàng dễ đàng hơn trong việc sàng lọc các đối tượng vay.

 Phân loại khách hàng cá nhân theo mức thu nhập

- Những cá nhân có mức thu nhập thấp

- Những cá nhân có thu nhập trung bình

- Những cá nhân có thu nhập cao

Nói chung nhu cầu tiêu dùng của nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức cầu tiêu dùng cá nhân, vì vậy nhu cầu vay tiêu dùng tại các ngân hàng của hai đối tượng này chiếm tỷ trọng cao.

17

Thông thường nhu cầu vay của các cá nhân khác nhau phụ thuộc vào tình trạng tài chính của họ hơn nữa tình trạng tài chính lại phụ thuộc vào công tác của họ hay công việc của các lao động cá nhân. Từ đó ta có thể xếp loại khách hàng theo tình trạng công tác hay lao động:

Những người làm công ăn lương Những người có công việc kinh doanh

Những người hành nghề chuyên nghiệp: các chuyên gia tư vấn, kiến trúc sư, ca sĩ, bác sĩ….

Những người làm nghề lao động tự do: những người buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công, ….

Đối với những nhóm khác nhau có mức thu nhập cũng như sự ổn định về thu nhập khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, nguồn trả nợ cả gốc và lãi của các cá nhân.

1.3.3.3. Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay tiêu dùng cư trú:Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho

vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình

Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các

khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, du lịch, hay thanh toán tiền viện phí…

1.3.3.4. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cũng như cho vay thương mại cho vay tiêu dùng có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian như các nhà cung cấp xe hơi, các công ty kinh doanh nhà chung cư, công ty kinh doanh thiết bị gia đình … Thay vì cho vay trực tiếp khách hàng ngân hàng có thể cho vay thông qua nhà cung cấp hàng hoá. Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho vay đối với

18

công ty bán lẻ để trên cơ sở đó công ty bán lẻ bán chịu cho khách hàng. Hình 1.1: Sơ đồ Cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1) Ngân hàng ký hợp đồng “mua nợ” từ công ty bán lẻ, thông thường

ngân hàng mua lại các phiếu bán hàng từ công ty bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc từ những nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ tiêu dùng. Phiếu bán hàng gồm phiếu ghi nợ và các cam kết bảo đảm cho khoản mua chịu.

(2) Công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán chịu hàng hoá thông thường người tiêu dùng phải trả trước từ 20% - 40% giá trị tài sản tài sản mua trả góp và cam kết thanh toán số tiền còn lại, người mua cũng đồng ý dùng tài sản mua trả góp làm tài sản thế chấp.

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng, nhưng vẫn nắm quyền sở hữu tài sản.

(4) Công ty bán lẻ tập hợp các phiếu bán hàng có thoả mãn các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng, nộp lên ngân hàng đề nghị ngân hàng mua lại các phiếu bán hàng chịu.

(5) (2) (3)  NGÂN HÀNG  CÔNG TY BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG (4) (5) (1)

19

(5) Sau khi xem xét Ngân hàng sẽ mua lại phiết bán hàng theo một tỷ lệ so với số tiền ghi trên phiết nợ, tỷ lệ này phụ thuộc vào:

a. Khả năng thanh toán của người mua hàng b. Chất lượng của tài sản thế chấp

c. Thời hạn của các khoản phải thu

d. Lãi suất cho vay của ngân hàng cùng thời kỳ e. Chi phí theo dõi, kiểm soát khoản vay

(6) Ngân hàng sẽ có quyền sở hữu đối với các khoản nợ mà ngân hàng đã mua lại đồng thời thông báo cho khách hàng biết và chuyển số tiền đang nợ công ty bán lẻ cho ngân hàng.

Thông thường các công ty bán lẻ (người bán nợ) cam kết dành ra một phần vốn để bù đắp một phần hay toàn bộ những tổn thất mà ngân hàng có thể phải gánh chịu nếu như các khoản nợ không được thanh toán và nó cũng bảo vệ cho nhà cung cấp khỏi những thiếu hụt tạm thời về tài chính, khoản vay như vậy là “khoản dự trữ”.

 Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Tài trợ truy đòi toàn bộ

- Tài trợ truy đòi hạn chế

- Tài trợ miễn truy đòi

- Tài trợ có mua lại

 Cho vay tiêu dùng trực tiếp

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là khoản tín dụng tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.

20

Hình 1.3: Sơ đồ Cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1) Người tiêu dùng có nhu cầu vay đến ngân hàng có yêu cầu vay vốn. Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng đồng ý cho vay, Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng tín dụng.

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ

(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ và nắm giữ các chứng từ sở hữu tài sản

(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng, số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng sẽ lớn hơn số tiền mà ngân hàng trả cho công ty bán lẻ, do có phần lãi trả chậm. Phương thức hoàn trả có thể là trả một lần hoặc trả góp.

Các phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp mà ngân hàng cung cấp

- Giải ngân trực tiếp cho khách hàng

- Tiền vay được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng

 NGÂN HÀNG  CÔNG TY BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG (5) (2) (4) (1) (3)

21

Phương thức này thương áp dụng trong trường hợp khách hàng có tài khoản tại ngân hàng và chưa sử dụng ngay số tiền vay, họ có thể để tiền trong tài khoản để tiện rút ra khi có nhu cầu chi tiêu.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 26 - 32)