Quản lý tín dụng tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh chính là những phương thức quản lý để đạt được những mục tiêu nhất định và phải
22
thông qua việc đạt được các mục tiêu đó, ngân hàng mới có thể đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là phát triển tín dụng, thu lợi nhuận tối đa, trên cơ sở thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng và tối thiểu hoá mọi chi phí hoạt động. Những mục tiêu đó chính là mục đích để các ngân hàng hướng tới trong kế hoạch hoạt động kinh doanh từng thời kỳ.
Thứ nhất: Công tác tín dụng tiêu dùng phải đảm bảo cân đối các hình
thức tín dụng khác trong ngân hàng.
Thứ hai: Công tác tín dụng tiêu dùng phải đảm bảo cân đối giữa dư nợ
và tín dụng trong mọi thời điểm.
Thứ ba: Công tác tín dụng tiêu dùng phải đảm bảo các chỉ tiêu về hoạt
động, đặc biệt là các chỉ tiêu về an toàn theo quy định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư: Mục tiêu và cũng là mục đích hoạt động cao nhất mà mọi
thành viên trong ban giám đốc cũng như mọi nhân viên ngân hàng hướng tới là lợi nhuận.
Đặc điểm riêng của kinh doanh ngân hàng là giữa các chu kỳ hoạt động không có sự phân định rõ ràng như trong các doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính chất liên tục, với sự đan xen của nhiều hoạt động liên quan đến cả yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra. Chỉ khi các hoạt động ở đầu ra ( cho vay) tạo ra thu nhập cao hơn chi phí của các hoạt động đầu vào ( dư nợ) thì đó là lúc ngân hàng có lãi.
1.4.3. Hiệu quả công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
1.4.3.1. Khái niệm về hiệu quả công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Mục tiêu của quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM là nâng cao hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu ngân
23
hàng. Do đó, khi đánh giá về công tác tín dụng tiêu dùng thực chất là đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn của ngân hàng. Hiệu quả của huy động vốn được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu và cuối cùng được thể hiện ở thước đo lợi nhuận và rủi ro ngân hàng.
Trong kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận luôn song hành với rủi ro, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là thách thức dành cho các nhà quản lý NHTM. Nếu lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro sẽ càng lớn và ngược lại, độ rủi ro thấp luôn đi liền với lợi nhuận thấp. Hoạt động tín dụng luôn phải xem xét mức độ chấp nhận rủi ro là bao nhiêu để tăng lợi nhuận, với mỗi loại rủi ro thì chấp nhận ở mức độ nào?
Do đó, để công tác quản lý tín dụng tiêu dùng có hiệu quả nghĩa là phải đạt được chỉ tiêu lợi nhuận cao với độ rủi ro ở mức chấp nhận được.
Hiệu quả công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM là phạm trù phản ánh trình độ, khả năng đảm bảo thực hiện công tác quản lý tín dụng tiêu dùng có kết quả cao, đảm bảo an toàn trong hoạt động, với chi phí nhỏ nhất, rủi ro thấp nhất và đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hoạt động tiêu dùng, cho vay tiêu dùng của ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.
1.4.3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM
Tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng là nội dung quản lý hết sức quan trọng ở các NHTM. Chất lượng của công tác tín dụng quyết định sự thành công hay thất bại của một NHTM nói chung, bởi lẽ:
- Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật (trình độ công nghệ thông tin) và thị trường đã đòi hỏi các NHTM phải không ngừng tăng cường tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Muốn vậy, các NHTM cần phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao công tác quản lý tín dụng cũng như luôn đổi mới bằng cách hiện đại hoá trong nghiệp vụ tín dụng.
24
- Do những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế nên công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHTM cần thay đổi sao cho phù hợp và thích ứng với những thay đổi của môi trường. Do đó, để tồn tại, phát triển, đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi các NHTM phải liên tục nâng cao công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của mình.