cung cấp các hình thức tín dụng tiêu dùng.Thông qua hình thức tín dụng tiêu dùng (TDTD) người dân có thể mua sắm, trang trải các khoản chi tiêu trước khi họ tích luỹ đủ tài chính.
1.4.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại
1.4.6.1. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng, nó có vai trò quyết định đến việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Trước khi quyết định có phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng hay không các ngân hàng phải cân nhắc về những lợi ích mà hoạt động này mang lại.
Hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng là một trong các hoạt động đang đem lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng. Khi nhận thức được những lợi ích mà hoạt động này đem lại họ thường đưa ra những chiến lược, chính sách,
28
phương hướng hoạt động cùng một số biện pháp cụ thể để phát triển hoạt động này.
Hơn nữa, khi quyết định lựa chọn hoạt động tài trợ mới các ngân hàng đều cân nhắc đến lợi nhuận dự tính mà hoạt động này đem lại so với một hoạt động tài trợ khác. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi các ngân hàng muốn cung cấp một khoản vay có tỷ lệ thu nhập dự tính cao nhất sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí và một phần rủi ro tín dụng. Như vậy, một trong những điều kiện quan trọng quyết định việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng mà không đầu tư vào hoạt động khác là lợi nhuận dự tính từ hoạt động tín dụng tiêu dùng phải lớn hơn lợi nhuận dự tính từ hoạt động tài trợ khác.
Trong đó, lợi nhuận dự tính từ hoạt động tín dụng tiêu dùng lại phụ thuộc vào yếu tố: Lãi từ cho vay tiêu dùng và một số yếu tố khác như: chi phí thẩm định, chi phí cho vay, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay các ngân hàng không thể tự quyết định mức lãi suất cho vay tiêu dùng mà phải phụ thuộc vào tình hình thị trường.Như vậy, yếu tố quyết định đến lợi nhuận dự tính của hoạt động tín dụng tiêu dùng là khả năng của các ngân hàng trong việc giảm bớt các chi phí trong quá trình cho vay, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng.
Như vậy, các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tín dụng tiêu dùng như sau:
- Hệ thống mạng lưới chi nhánh của ngân hàng
Mạng lưới chi nhánh rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng. Hệ thống mạng lưới chi nhánh của ngân hàng càng phát triển rộng, ngân hàng sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của
29
ngân hàng đồng thời ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng, các thông tin này sẽ hỗ trợ cho cán bộ trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn.
- Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng. Đối với những ngân hàng có quy mô lớn thì chi phí huy động vốn sẽ thấp hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Chi phí huy động vốn thấp thì lãi suất đầu ra hay lãi suất cho vay cũng thấp, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay lớn sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn. Ngoài ra ngân hàng có quy mô lớn sẽ tạo được uy tín đối với khách hàng, tiềm lực tài chính mạnh do đó có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ mới nhờ đó giảm bớt chi phí nhân công nâng cao năng suất lao động đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
- Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
Để thành công trong công tác quản lý và kinh doanh thì việc quản lý và đào tạo một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm luôn là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng. Cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt sẽ giảm thiểu các tiêu cực cũng như rủi ro cho các ngân hàng trong quá trình cho vay bởi họ không vì mục tiêu cá nhân mà cho vay các đối tượng có khả năng trả nợ kém. Hơn nữa, một cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn có thể tiếp cận được các khách hàng tốt và thẩm định khách hàng một cách nhanh chóng khi tiến hành cho vay. Trên cơ sở đó đưa ra một loạt điều kiện tương đối chặt chẽ và các tài sản bảo đảm nhưng cũng hết sức linh hoạt mà hiếm khi để xảy ra những rủi ro cũng như tổn thất cho ngân hàng.
30
Cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của các cá nhân, ngoài ra các món vay tiêu dùng phát sinh thường xuyên với những khách hàng khác nhau, mục đích vay tiêu dùng đa dạng. Hơn nữa, đối với mỗi khách hàng vay tiêu dùng mới yêu cầu cán bộ tín dụng phải thẩm định lại từ đầu. Do đó, số lượng cán bộ tín dụng đủ để giải quyết các nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giúp cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng diễn ra thuận lợi đồng thời đảm bảo chất lượng món vay có hiệu quả cao.
- Sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng phong phú
Việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng chỉ có hiệu quả khi hoạt động này được đưa ra một cách phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của một số khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng các sản phẩm của hoạt động tín dụng tiêu dùng đến đâu còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, công nghệ ngân hàng, chính sách hoạt động của ngân hàng đó.
- Công nghệ ngân hàng hiện đại
Công nghệ ngân hàng hiện đại và phù hợp giúp giảm bớt các chi phí phát sinh trong quá trình cho vay tiêu dùng đồng thời giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng. Ngoài ra, công nghệ ngân hàng hiện đại còn hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động tín dụng tiêu dùng có hàm lượng công nghệ cao như cho vay thấu chi, cho vay thông qua thẻ tín dụng.
- Chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Theo quy chế cho vay thì bất kỳ một cá nhân hay một tổ chức kinh tế nào phát sinh nhu cầu vay vốn tại ngân hàng đều phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, vay tiêu dùng cũng không nằm ngoài quy chế này. Thông qua các điều kiện này ngân hàng có thể loại một số khách hàng không có đủ điều kiện vay ngân hàng, những khách hàng không có khả năng trả nợ.
31
Nếu các điều kiện cho vay được nới lỏng hơn sẽ có nhiều khách hàng được vay vốn đồng thời việc cho vay sẽ được phát triển nhưng ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Do vậy, cùng với sự phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng ngân hàng cũng phải đảm bảo được các điều kiện cho vay phù hợp để lợi ích thu được từ việc cho vay dễ dàng hơn đồng thời phải lớn hơn những tổn thất ngân hàng phải gánh chịu từ những khoản tín dụng xấu kém chất lượng.
1.4.6.2.Các nhân tố khách quan
Các nhân tố thuộc về khách hàng
- Khách hàng luôn là nhân tố quyết định đến những thành công trong việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng. Hoạt động tín dụng tiêu dùng có khả năng phát triển hay không phụ thuộc vào quy mô và khả năng tăng trưởng nhu cầu vay tiêu dùng tại ngân hàng của khách hàng. Như vậy, việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng ngày càng có điều kiện thực hiện do nhu cầu của người dân đang ngày càng tăng cao do đó nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào một trong các yếu tố sau:
- Quy mô nhu cầu khách hàng tiêu dùng những mặt hàng có giá trị cao, sử dụng lâu bền.Hầu hết các khách hàng có nhu cầu vay tín dụng để tài trợ cho việc mua sắm những mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao, sử dụng lâu bền vì để mua được các mặt hàng này người tiêu dùng phải tích luỹ tiền trong một thời gian dài. Do vậy, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì hoạt động tín dụng tiêu dùng càng dễ phát triển.
Các nhân tố môi trường
+ Môi trường kinh tế
32
+ Tập quán thói quen tiêu dùng và tiết kiệm + Trình độ dân trí của người tiêu dùng
Như vậy, hoạt động tín dụng tiêu dùng trong ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố tuy nhiên, nếu ngân hàng có những biện pháp nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời hạn chế những nhân tố có tác động tiêu cực thì hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng cá nhân.