Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản lý tín dụng có thể rút ra một số bài học cho NHNT Việt Trì như sau:
Một là, Hoàn thiện quy trình, hợp tác với các tổ chức mua bán nợ, kinh
doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế quản lý rủi ro tín
dụng, tín dụng tiêu dùng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.
Ba là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân
hàng.
Bốn là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để
nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách.
Năm là, Thực hiện chấm điểm tín dụng theo đúng quy định của NHNT,
giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Áp Giám sát chặt chẽ các khâu luân chuyển chứng từ, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng,
Sáu là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Cần linh hoạt trong
40 CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nhiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Quản lý tín dụng tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Việt Trì như thế nào? Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì ?.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập phần trên. Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Cơ sở công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHTM là gì ?
- Công tác quản lý tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2011-2014 của NHNT Việt Trì thực hiện như thế nào?
- Các nhân tố nào tác động đến công tác quản lý tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì?
- Định hướng và giải pháp nào để NHNT Việt Trì quản lý công tác tín dụng tiêu dùng nhằm tối đa hóa hiệu quả sản phẩm tín dụng tiêu dùng?
2.2. Phương pháp nhiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa vào phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để qua đó khẳng định các kết quả nghiên cứu và minh chứng cho các kết luận của mình.
2.2.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hướng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận.
41
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh.
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin
Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu được lấy chủ yếu từ sách báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, thời báo kinh tế, các tài liệu trên trang Web có liên quan đến nội dung luận văn.
Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tổng kết chuyên đề qua các năm và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được đề ra trong những năm tới của NHNT Việt Trì, NHNN tỉnh Phú Thọ và các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình.Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc quản lý tín dụng tại NHTM. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tín dụng nói chung và quản lý tín dụng tiêu dùng nói riêng.
42
2.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng.Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì.. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn.Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lí tín dụng nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu.Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.
- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Số liệu thứ cấp dạng thô được tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Ngân hàng Ngoại thương thông qua các văn bản hướng dẫn và báo cáo chuyên ngành.
43
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu.Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình quản lý và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu tín dụng qua các năm 2011, 2012, 2013,2014 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lí tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Việc phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí về chất lượng, quy mô,..chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về việc quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì có đảm bảo các yêu cầu theo quy định của NHNT và NHNN hay không.
Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ công tác quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM. Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.
2.2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại NHNT Việt Trì. Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại NHNT Việt Trì.
44
2.2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu
Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý
luận về quản lý tín dụng tiêu dùng tại các NHTM nói chung và quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì nói riêng.
Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các khái niệm, quy định, về quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHTM
Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…
Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến quản lý tín dụng tiêu dùng được đề cập tại chương 1.Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác
quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì. Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của NHNN, báo cáo thường niên hàng năm của NHNT, NHNT Việt Trì. Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tín dụng tiêu dùng của NHNT Việt Trì.
Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tín dụng tiêu dùng tại
NHNT Việt Trì, những bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tín dụng tiêu dùng tại NHNT Việt Trì đạt hiệu quả.
45 2.2.5. Các công cụ được sử dụng
46 CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN- CN
VIỆT TRÌ
3.1. Tổng quan về NHNT Việt Trì 3.1.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNT Việt Trì
3.1.2. Những hoạt động chính tại NHNT Việt Trì
3.1.2.1. Huy động vốn
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết, đặc biệt trong giai đoạn thiếu vốn trầm trọng của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại uy tín trên địa bàn Phú Thọ. NHNT
47
Việt Trì đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, đóng góp không nhỏ vào hiệu quả huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng
Ngoại thương.
Bảng 3.1 : Tình hình Huy động vốn và sử dụng vốn NHNT Việt Trì
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND) 128,6 341,05 484,00 973,60 HĐV VNĐ 105,5 297,45 421,10 721,0 HĐV ngoại tệ 23,1 43,6 62,90 252,6 HĐV Cá nhân 90,4 200,01 303,9 433,2 HĐV TCKT 38,2 141,04 180,1 540,4 Tỷ trọng tiền gửi KKH 39% 33% 32% 47% 2 Tín dụng Dư nợ (tỷ đồng) 440,6 742,8 1.124,2 1.723,3 Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,45% 6,0% 1,5% 0,8% VND 430,2 690,8 887,2 1.234,2 Ngoại tệ 10,4 52,0 237 489,1 Lợi Nhuận (tỷ VND) -6,6 -15 11,3 38,6 ( Nguồn : Tổ tổng hợp NHNT Việt Trì )
So với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn NHNT Việt Trì luôn có chiến lược huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, ngoài việc đưa ra các chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, thông qua việc mở rộng mạng lưới
48
của chi nhánh để tăng cường các kênh huy động cũng đang được NHNT Việt Trì triển khai.
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy năm 2014 NHNT Việt Trì Huy động vốn từ khách hàng đạt: là 973,6 tỷ quy VND, tăng 489,6 tỷ quy VND (+101%) so với 31/12/2013.. Huy động vốn từ TCKT tăng 184,3%, huy động vốn từ dân cư tăng 42,5% so với năm 2013. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đạt 47%.
Mặc dù diễn biến lãi suất huy động trên thị trường có nhiều phức tạp, không thuận lợi cho việc huy động vốn, tuy nhiên với cơ chế, chính sách huy động vốn linh hoạt NHNT Việt Trì vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng huy động cao. Đặc biệt là loại huy động tiết kiệm (là loại khá nhạy cảm với lãi suất). Chính vì vậy, NHNT Việt Trì không những tự chủ được cho mình về vốn cả VNĐ và ngoại tệ mà còn thực hiện việc điều chuyển vốn lên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để điều hoà vốn trong hệ thống.
So với các NHTM khác trên địa bàn NHNT Việt Trì luôn có số lượng ngoại tệ huy động rất cao, việc huy động được một nguồn vốn dồi dào luôn là điều đáng mừng với các ngân hàng, tuy nhiên trong thực tế hiện nay với các quy chế quản lý về ngoại hối, cơ chế điều tiết tỷ giá thì các doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu thì không được vay ngoại tệ. Do đó phần lớn ngoại tệ huy động được NHNT Việt Trì phải thực hiện bán về Trung ương, thông qua đầu mối thanh toán là Sở giao dịch hoặc Sở giao dịch 2 ( Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sử dụng vào đầu tư là rất ít, mức sinh lời thấp.
3.1.2.2. Sử dụng vốn
Với lợi thế nguồn huy động dồi dào, NHNT Việt Trì đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế thông qua 2 kênh sử dụng vốn chính là đầu tư tín dụng trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ.
49
Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn ngành về việc đẩy mạnh công tác tín dụng và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá , trong những năm qua NHNT Việt Trì đã mở rộng và phát triển hoạt động cho vay với mục tiêu phát triển trên cơ sở “an toàn và hiệu quả”. Doanh số và dư nợ cho vay của NHNT Việt Trì liên tục tăng trưởng qua từng năm.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNT Việt Trì
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ (tỷ đồng) 440,6 742,8 1.124,2 1.723,3 1 Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,45% 6,0% 1,5% 0,8% 2 Nợ xấu 17,0 17,0 17,0 13,6 3 Ngắn hạn 300 550 968 1.295,0 4 Trung, dài hạn 140,6 92,8 156,2 428,3 5 Thể nhân - - 131,4 219,0 6 SME - - 559,2 671,0 7 KH bán buôn - - 433,6 833,3 8 VND 390 680,2 887,2 1.234,2 9 Ngoại tệ 50.6 62,6 237 489,1 ( Nguồn : Tổ Tổng hợp NHNT Việt Trì)
Nhìn vào Bảng 3.2, ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay của NHNT Việt Trì liên tục có sự tăng trưởng qua từng năm cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn .
50
Các mặt hàng NHNT Việt Trì tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn cho đầu tư