Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 43 - 45)

1.5.1.1. Chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng tín dụng tiêu dùng về số lượng và thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng, đánh giá sự tăng trưởng ổn định vững chắc. Từ đó, có thể so sánh số lượng tín dụng tiêu dùng năm nay so với năm trước, thời kỳ này với thời kỳ khác, so sánh sự tăng trưởng tín dụng cũng như đánh giá sự tăng trưởng và ổn định.

Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng tín dụng tiêu dùng

Tốc độ tăng tín dụng tiêu dùng = Σ TDTD kỳ này - Σ TDTD kỳ trước x 100

Σ TDTD kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, sự tăng trưởng quy mô tín dụng tiêu dùng của NHTM,. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của TDTD nói riêng và tín dụng nói chung chỉ thể hiện xu hướng tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ. Muốn tăng trưởng tín dụng, trước hết phải đảm bảo tăng năng lực về tài chính, tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.

33

1.5.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu tín dụng tiêu dùng Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng từng loại TDTD trong tổng dư nợ

Tỷ trọng từng loại TDTD = TDTD loại i x 100

Σ Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu TDTD của NHTM, mỗi loại tín dụng tiêu dùng có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu tín dụng tiêu dùng giúp NHTM xác định được chiến lược quản lý, phát triển TDTD tốt nhất cho từng thời kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại TDTD, tính hợp lý trong quá trình phát triển các các sản phẩm cho vay khác nhau. Qua đó giúp NHTM quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vay vốn sao cho hợp lý

Chỉ tiêu 3: Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ

Tỷ trọng TDTD trên tổng dư nợ = Σ TDTD x 100

Σ Dư nợ

Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô phát triển TDTD từ nền kinh tế của các NHTM.

1.5.1.3. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến đổi cơ cấu các nhu cầu sử dụng vốn hợp lý và theo hướng tích cực

Căn cứ các công thức đã trình bày ở phần trên ta có thể so sánh cơ cấu dư nợ của các NHTM ở các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi cơ cấu dư nợ của NHTM theo hướng hợp lý (tích cực) hoặc bất hợp lý (tiêu cực), từ đó chúng ta có thể tác động bằng những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh cơ cấu này theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nước, phù hợp xu thế phát triển chung.

34

Thành phần cơ bản của chi phí cho vay của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí thẩm định cùng các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất mà ngân hàng phải bỏ ra để cho vay, đặc biệt là vay tiêu dùng.

Công tác cho vay của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mô, thời hạn có tính ổn định.

+ Quản lý chi phí cho sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng. Vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu tín dụng tiêu dùng hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.

Việc tính chi phí cho từng sản phẩm dịch vụ TDTD cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: Nên vận dụng lãi suất TDTD như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí tăng thêm hay không? Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ TDTD của mình và đề ra các giải pháp phát triển TDTD có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh việt trì (Trang 43 - 45)