Giải pháp về huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Giải pháp về huy động vốn

Đa dạng các nguồn huy động vốn, tạo cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nƣớc. Huy động vốn đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ từ mọi nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế dƣới những hình thức phù hợp để phát triển KCHT GTĐB.

Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc là quan trọng nhất và vẫn là nguồn vốn chủ yếu phục vụ đầu tƣ xây dựng KCHT đƣờng bộ. Vì vậy, cần nghiên cứu tính toán lựa chọn các dự án đầu tƣ trọng điểm nhằm đem lại hiệu quả đầu tƣ lớn nhất tránh đầu tƣ dàn trải.

Nguồn từ khu vực tƣ nhân cần đƣợc phát huy. Các nguồn lực từ việc đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, của các thành phần kinh tế và của các cá nhân bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động. Khuyến khích tƣ nhân đƣợc bỏ vốn đầu tƣ hoặc góp vốn cùng DNNN để xây dựng các công trình giao thông theo các hình thức đầu tƣ thích hợp. Những quan điểm trong phát triển đƣờng bộ cần phải hiểu rõ là việc "Thƣơng mại hoá đƣờng bộ"- Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng KCHT GTĐB phải có trách nhiệm trả phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tƣ phát triển đƣờng bộ. Chính sách này có thể hiểu theo nguyên tắc "ai dùng thì trả", tức là ngƣời sử dụng cơ sở hạ tầng GTĐB đều phải trả phí. Mức thu phí cầu đƣờng nhƣ hiện nay của ta còn rất thấp với biểu giá thấp và hiệu quả thu phí không cao. Theo thông tƣ số 109/2002/TT-BTC ngày 6-12-2003 của Bộ Tài chính thì mức sử dụng cầu đƣờng nƣớc ta chỉ bằng 20-25% so với các nƣớc nhƣ Nhật, Pháp và bằng 60% so với Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn vốn trong dân có tính chất tiền tàng, nếu có chính sách huy động đúng đắn thì nó sẽ là một nguồn vốn rất lớn, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Huy động vốn trong dân cƣ là huy động mang tính chất lâu dài. Để huy động đƣợc nguồn vốn này một cách hiệu quả cần thực hiện nghiêm túc phƣơng châm “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”.

Việc huy động vốn tín dụng thông qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, huy động trái phiếu công trình. Đây là nguồn vốn có vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Trong thời gian tới cần huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn này. Muốn vậy phải thƣờng xuyên đổi mới hoạt động tín dụng, đổi mới cơ chế điều hành về mô hình tổ chức. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết gây khó khăn phiền hà, tạo điều kiện cho việc vay vốn đƣợc đơn giản, thuận lợi. Cần tăng cƣờng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tài chính ở các dự án có sử dụng nguồn vốn tín dụng

Đối với nguồn vốn nƣớc ngoài: Đây là nguồn vốn đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Bởi vậy trong tƣơng lai việc tăng cƣờng thu hút nguồn vốn này là hết sức cần thiết. Các chính sách huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phải mềm dẻo, phải lấy quan điểm lợi ích lâu dài của cộng đồng mà có chính sách phù hợp trong từng giai đoạn. Phải đảm bảo sự cân đối giữa việc huy động tiềm năng vốn đầu tƣ trong nƣớc với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chỉ nên huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho các công trình quốc gia quan trọng kết hợp với việc đầu tƣ công nghệ mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với nguồn vốn ODA, cần có kế hoạch bố trí kịp thời vốn đối ứng trong nƣớc khi đã tiến hành triển khai các dự án xây dựng đƣờng bộ sử dụng vốn ODA. Các thủ tục hành chính, tài chính phải đƣợc cải tiến nhƣng đảm bảo chặt chẽ, đơn giản hoá các thủ tục thanh toán công trình. Chế độ quản lý các dự án cũng cần phân cấp rõ ràng giữa các dự án ODA từ trung ƣơng xuống cơ sở. Đồng thời phải tiến hành công tác giải phóng mặt bằng một cách nhanh chóng, cải tiến các thủ tục kế toán kiểm toán, thanh quyết toán công trình để đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho dự án.

Với nguồn vốn FDI Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phải có quy hoạch phát triển hệ thống KCHT GTĐB. Trong qui hoạch đó xác định rõ các danh mục, các công trình đầu tƣ cho phép đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài. Trong mạng lƣới giao thông, các công trình giao thông nào có thể thực hiện đầu tƣ trực tiếp đƣợc, có thể là công trình có khả năng thu lợi đƣợc, khả năng thu hồi vốn nhanh, đặc biệt là các dự án giao thông đô thị. Đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ (BOT, BT...), có chính sách nhất quán, hấp dẫn lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho ngƣời đầu tƣ trực tiếp trong các công trình. Thống nhất chính sách về đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, xóa bỏ sự phân biệt đối sử về thuế, giá, cƣớc phí...

Huy động vốn từ các nhà đầu tƣ tƣ nhân dƣới các hình thức từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn nhƣ đầu tƣ theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT); xây dựng - chuyển giao (BT). Hiện nay đã có nhiều dự án triển khai theo hình thức BOT, trong đó nhà nƣớc có thể góp vốn tới 40% tuỳ theo từng dự án. Mở rộng và phát triển hình thức "Xây dựng - Chuyển giao" (BT) theo hƣớng "Đổi đất lấy đƣờng" hay chính là đổi đất lấy hạ tầng, đây là hình thức có tính khả thi cao nhƣng thực tế chƣa đƣợc triển khai nhiều. Hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

này áp dụng cho các tuyến đi qua đô thị. Có thể coi "đổi đất lấy hạ tầng" là một chính sách và biện pháp tạo vốn xây dựng hiệu quả. Nội dung chủ yếu là khi lập quy hoạch xây dựng mới hay mở rộng đƣờng, cần qui hoạch cả khu vực lân cận dọc tuyến đƣờng hoặc một khu vực nào đó với một diện tích nhất định (thƣờng từ 50-100m) để sau khi hoàn thành công trình đƣờng bộ sẽ giao cho chủ đầu tƣ quản lý, khai thác, chuyển nhƣợng quyền sử dụng để đổi lấy vốn, và bao gồm cả nguồn vốn thu đƣợc từ việc bán bản quyền sử dụng đất và bán các vị trí quảng cáo, trên đƣờng, cầu. Triển khai theo hình thức "chìa khoá trao tay", nghĩa là nhà đầu tƣ sẽ chịu mọi chi phí từ đền bù giải phóng mặt bằng cho đến xây dựng và sau khi dự án hoàn thành sẽ đƣợc chuyển giao cho thành phố quản lý. Đổi lại, nhà đầu tƣ sẽ đƣợc quyền khai thác một số khu đất do thành phố chỉ định cho mục đích thƣơng mại của họ. Ở nƣớc ta, Đã Nẵng là thành phố duy nhất đã áp dụng mô hình và đã thành công.

Đầu tƣ theo hình thức xây dựng - thu phí - hoàn vốn, sẽ khác với BOT là thu phí chỉ để hoàn vốn vay, vì vậy chủ yếu là do các cơ quan quản lý và DNNN đảm nhận để nâng cấp một số tuyến hƣ hỏng có quy mô đầu tƣ không lớn, phải thực hiện trong thời gian ngắn.

Phát hành trái phiếu công trình cầu đƣờng bộ là hình thức có thể áp dụng cho những dự án có khả năng hoàn vốn cao, thậm chí hấp dẫn hơn cả những dự án BOT. Do đó cũng chỉ áp dụng cho một số dự án đƣờng bộ cao tốc, xây dựng cầu lớn. Có thể huy động vốn của nhân dân bằng cách phát hành trái phiếu công trình giao thông (khoảng 10-15% tổng nhu cầu đầu tƣ) nhƣng trái phiếu phải có lãi suất hấp dẫn (cao hơn lãi suất tiết kiệm) và thời hạn vay không nên quá dài thì mới khuyến khích đƣợc ngƣời mua. Loại trái phiếu này có thể đƣợc mua, bán ở các Trung tâm giao dịch chứng khoán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TP.Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Thủ tƣớng Chính phủ vừa qua đã cho phép Công ty Đầu tƣ phát triển đƣờng cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tƣ 56 km đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) bằng phƣơng thức phát hành trái phiếu công trình do Chính phủ bảo lãnh.

Có biện pháp để tiến trình thu phí bảo trì đƣờng bộ đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 87)