Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2.1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lƣợng cao

Có chính sách ƣu tiên đào tạo trong và ngoài nƣớc cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mƣu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các bộ ngành trung ƣơng liên quan tổ chức, xin nhà nƣớc hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nƣớc ngoài đào tạo...

Nghiên cứu xây dựng một số chế độ, chính sách của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực nhƣ: chính sách hỗ trợ học sinh nghèo; miền núi; vùng khó khăn; học sinh giỏi; giáo viên giỏi... chính sách tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để thu hút ngƣời có trình độ chuyên môn cao, cán bộ quản lý giỏi...

Đổi mới quản lý Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cƣờng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo sát nhu cầu của thị trƣờng, gắn đào tạo với sử dụng lao động. Tăng cƣờng liên kết giữa các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo.

4.3.2.2. Chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Cải thiện hệ thống đƣờng từ nông thôn, miền núi khó khăn đến các vùng đô thị chính nhằm cải thiện đời sống của ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tập trung vốn đầu tƣ các công trình trọng điểm, sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông có hiệu quả cao.

Khuyến khích các tổ chức và thành phần kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hoặc đổi đất lấy công trình; cho phép tƣ nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các khu công nghiệp và thu hồi vốn thông qua thuê đất.

Sử dụng hệ thống phƣơng tiện giao thông an toàn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải.

Một số giải pháp, chính sách phát triển vận tải :

Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là giao thông đƣờng bộ, chiếm 80-85% tổng giá trị sản xuất của ngành vận tải. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ và mua sắm và vận chuyển hàng hóa, hành khách đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa;

Khuyến khích tƣ nhân tham gia phát triển vận tải đƣờng bộ. Các doanh nghiệp đƣợc tự do kinh doanh vận tải đƣờng bộ. Khuyến khích tƣ nhân tham gia vận tải công cộng bằng xe buýt.

Đổi mới đoàn xe khách, xe tải phù hợp với đặc điểm địa hình, hàng hoá, môi trƣờng khu vực theo hƣớng tiện nghi, trọng tải đủ lớn, sử dụng kinh tế.

Khuyến khích cạnh tranh trên các tuyến đƣờng tỉnh, liên tỉnh.

Có chính sách tài chính, tín dụng ƣu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới phƣơng tiện vận tải.

4.3.2.3. Các giải pháp nhằm đảm bảo trật tư an toàn giao thông

Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho hoạt động xe buýt nhằm giảm thiểu phƣơng tiện cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn. Ngân sách tỉnh kết hợp với kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phí thu đƣợc từ xử phạt vi phạm hành chính để triển khai biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Mở rộng, nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông trọng điểm. Kiểm tra các đoạn đƣờng đèo dốc nguy hiểm, các điểm, nút giao thông có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông từ đó có hƣớng ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hoặc nâng cấp mở rộng...

Tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm luật an toàn giao thông.

Tăng cƣờng kiểm tra định kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn của phƣơng tiện giao thông.

Bố trí, lắp đặt đầy đủ hệ thống cọc tiêu biển bảo hƣớng dẫn giao thông.

4.3.2.4. Giải pháp về quy hoạch

Đầu tƣ cho phát triển KCHT GTĐB đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Công tác quy hoạch không tốt, không có tầm nhìn dài hạn và thiếu tính đồng bộ sẽ dẫn đến lãng phí rất lớn trong đầu tƣ. Do vậy, giải pháp hàng đầu là phải nâng cao chất lƣợng quy hoạch, nâng cao chất lƣợng công tác dự báo. Có thể thuê tƣ vấn, chuyên gia nƣớc ngoài cho công tác lập quy hoạch nếu đội ngũ cán bộ trong tỉnh không đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó phải hoàn thiện quy hoạch tổng thể hệ thống KCHT GTĐB trong tỉnh đặt mối quan hệ hữu cơ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch kiến trúc đô thị, quy hoạch sử dụng đất…

Bên cạnh việc nâng cao chất lƣợng quy hoạch, việc tổ chức thực hiện quy hoạch cũng hết sức quan trọng. Đối với các công trình KCHT GTĐB, điều này quan trong nhất là phải giữ đƣợc đất theo quy hoạch để tránh phải đền bù GPMB nhiều sau này. Đề nghị tỉnh sau khi có quy hoạch phát triển các công trình KCHT GTĐB cần thực hiện ngay việc công bố quy hoạch, tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành cắm mốc quy hoạch để ngƣời dân biết và không xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, vật kiến trúc trên diện tích đất quy hoạch.

4.3.2.5. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Hiệu quả khai thác của công trình KCHT GTĐB phụ thuộc rất lớn và ý thức và văn hóa của ngƣời tham gia giao thông. Nếu những ngƣời tham gia giao thông ý thức, văn hóa tham gia giao thông kém, không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông thì dù đƣờng có đƣợc mở rộng đến đâu đi chăng nữa thì ùn tắc giao thông vẫn xảy ra. Do vậy, bên cạnh việc chăm lo phát triển KCHT GTĐB, các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân chấp hành nghiêm Luật giao thông, thực hiện các hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.

Xây dựng KCHT GTĐB là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nƣớc cần thông tin rộng rãi đến ngƣời dân về các chƣơng trình, dự án, quy hoạch phát triển KCHT GTĐB để ngƣời dân đƣợc biết. Qua đó họ ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc tham gia đầu tƣ xây dựng các công trình KCHT GTĐB. Nếu làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, có thể huy động đƣợc nguồn lực không nhỏ từ ngƣời dân cho phát triển giao thông nông thôn, đồng thời vận động họ ủng hộ công tác GPMB các dự án xây dựng công trình KCHT GTĐB.

4.4. Kiến nghị

Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực giao thông vận tải, trƣớc hết là hoàn thiện thể chế; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời chấn chỉnh sai phạm; đề ra hoặc bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn; xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông; các cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế, chính sách ƣu đãi nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Quan tâm đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông, một lĩnh vực quan trọng trong đột phá chiến lƣợc về kết cấu hạ tầng; hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ không chỉ tăng thêm năng lực vận tải mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, bảo đảm an ninh, quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.

Quan tâm đến tiến độ, chất lƣợng các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm quốc gia về đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sắt... Đồng thời, chú trọng xây dựng và phát triển giao thông nông thôn để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Trung ƣơng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp giữ gìn trật tự, chống ùn tác giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là giảm số ngƣời chết, ngƣời bị thƣơng vì tai nạn giao thông; tăng cƣờng kiểm tra tải trọng phƣơng tiện giao thông nhằm tránh những tác động tiêu cực lên hệ thống hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc ngành, tập trung cổ phần hóa, thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành; tăng cƣờng quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nƣớc; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Quan tâm hơn nữa đến công tác cải cách hành chính; tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật; tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là một tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tuy nhiên chƣa khai thác hết những tiềm năng, lợi thế đó. Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển KTXH của tỉnh. KCHT GTĐB mặc dù đã có những phát triển nhất định song còn nhiều yếu kém, lạc hậu và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vận tải hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai của nền kinh tế. Phát triển KCHT GTĐB là một nhu cầu cấp thiết. Phát triển KCHT GTĐB là nền tảng cho sự vƣơn ra và tạo sức hấp dẫn của tỉnh Vĩnh Phúc nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, là cơ sở quan trọng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, phát triển KCHT GTĐB của tỉnh nhƣ thế nào để có thể tạo bƣớc chuyển đột phá về năng lực của cả hệ thống; mang lại hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí nguồn lực là những câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản lý.

Để việc đầu tƣ phát triển KCHT GTĐB có thể mang lại lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho xã hội, đồng thời tiết kiệm tối đa nguồn lực, tránh lãng phí, cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong đầu tƣ xây dựng các công trình KCHT GTĐB nhƣ: Đầu tƣ KCHT GTĐB phải đi trƣớc một bƣớc; Đầu tƣ KCHT GTĐB phải có tầm nhìn dài hạn; Đầu tƣ KCHT GTĐB phải đồng bộ. Các nguyên tắc này không chỉ có giá trị trong đầu tƣ phát triển KCHT GTĐB mà còn có ý nghĩa trong phát triển KCHT nói chung.

Trong đầu tƣ xây dựng công trình KCHT GTĐB công tác dự báo là rất quan trọng. Chỉ có dự báo đúng và sát mức tăng trƣởng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trong tƣơng lai thì công trình KCHT GTĐB mới đƣợc đầu tƣ ở quy mô phù hợp để đón đầu tăng trƣởng và không bị nhanh chóng quá tải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để tạo bƣớc chuyển biến đột phá năng lực của cả hệ thống KCHT GTĐB phải đầu tƣ có trọng tâm trọng điểm vào một số công trình trọng yếu hiện có lƣu lƣợng giao thông lớn hoặc nhu cầu hàng hoá thông qua lớn.

Đầu tƣ phát triển KCHT GTĐB phải đi đôi với nâng cao ý thức và văn hoá tham gia giao thông của ngƣời dân. Đƣờng đô thị dù cho có đƣợc mở rộng thêm gấp nhiều lần nhƣng mà ngƣời dân không có ý thức khi tham gia giao thông thì tắc đƣờng vẫn xảy ra.

Vấn đề huy động nguồn lực là rất quan trọng. Trong điều kiện nguồn vốn NSNN hạn hẹp nhất định phải huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tƣ. Tuy nhiên, để huy động đƣợc nguồn vốn này, Nhà nƣớc không thể chỉ có những khẩu hiệu hô hào chung chung mà phải bẳng những hành động cụ thể, những cơ chế chính sách thực sự ƣu đãi để khuyến khích các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực ít hấp dẫn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (1993), “Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị”, luận án PTS khoa học kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, Hà Nội.

3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Hoàng (2014), “Quan tâm đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông”, Báo điện tử Chính phủ - Nhật Bắc số ra ngày 1/4/2014. 7. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa toàn thƣ Việt

Nam (2002), Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

8. Hoàng Cao Liêm (2013), “Phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ: Vốn ở đâu?”, tạp chí Kinh tế và Dự báo.

9. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. 10. Nguyễn Văn Phú (2009), “Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá

trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Hải Dƣơng”, luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Nà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 của Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

12. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Hà Nội.

13. Nguyễn Hồng Sơn (2013), “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam”, Bản tin Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải của tác giả, số 1 và 2.

14. Đỗ Đức Tú (2011), “Phát triển kết cấu hạ tâng giao thông vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hƣớng hiện đại”, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Chiến lƣợc phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

15. Lý Huy Tuấn (2013), “Phát triển kết cầu hạ tầng giao thông trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới”, Tạp chí giao thông vận tải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. HỆ THỐNG ĐƢỜNG TỈNH TỈNH VĨNH PHÚC

TT Tên đƣờng Lý trình Chiều dài (Km) Chiều rộng (m) Kết cấu mặt đƣờng Cấp đƣờng Tình trạng đƣờng (Km) Ghi chú Nền Mặt Tốt Khá TB Xấu Rất xấu Tổng cộng 297.55 109.5 50.75 114.9 22.4 0.0 1 ĐT 301 27.0 27.0 TX Phúc Yên Km0-K14+500 14.5 7.5 5.5 Đá nhựa IV MN 14.5 TX Phúc Yên K14+500-Km27 12.5 6.5 3.5 Đá nhựa V MN 12.5 2 ĐT.302 35.6 25.6 7.6 0.0 2.4 0.0 H.Bình Xuyên Km0-Km10 10.0 7.5 5.5 Đá nhựa IV MN 2.4 7.6

Huyện Tam Đảo Km 10 - Km16+600 6.6 7.5 5.5 BTN IV MN 4.2 2.4 Huyện Tam Đảo Km16+600-

Km25+600 9 12.0 11.0 BTN III ĐB 9.0

Huyện Tam Đảo Km26+600-

Km35+600 10 7.5 5.5 BTN IV MN 10.0

ĐT.302B 12.3 12.3

H.Bình .Xuyên Km 0 - Km12+300 12.3 6.5 3.5 Đá nhựa V MN 12.3

ĐT.302C 5.8 3.4 2.4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT Tên đƣờng Lý trình Chiều dài (Km) Chiều rộng (m) Kết cấu mặt đƣờng Cấp đƣờng Tình trạng đƣờng (Km) Ghi chú Nền Mặt Tốt Khá TB Xấu Rất xấu H.Bình .Xuyên Km 0 - Km 5+800 5.8 7.5 5.5 BTN IV MN 3.4 2.4 3 ĐT 303 16 5 11 Huyện Bình Xuyên Km 0 - Km 7 7 7.5 5.5 BTXM, BTN IV MN 5.0 2.0 Đang thi công Huyện Yên Lạc Km 7 - Km 16 9 7.5 5.5 BTN IV MN 9.0 Đang thi công 4 ĐT 304 17 7 10 Huyện Vĩnh Tƣờng Km 0 - Km 12 12 7.5 5.5 BTN IV-MN 2.0 10.0 Huyện Yên Lạc Km 12 - Km 17 5 7.5 5.5 BTXM IV-MN 5.0

5 ĐT 305 33.0 11.0 22.0

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)