Vai trò của KCHTGTĐB đối với phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4.2. Vai trò của KCHTGTĐB đối với phát triển xã hội

a. KCHT GTĐB phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Thông qua tác động đến tăng trƣởng kinh tế, sự phát triển của KCHT GTĐB sẽ làm cho mức sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, đời sống của nhân dân sẽ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Từ đó, ngƣời dân sẽ có điều kiện hƣởng thụ các điều kiện vật chất, văn hoá tinh thần cao hơn.

Mặt khác, KCHT GTĐB phát triển sẽ góp phần thay đổi hành vi tham gia giao thông của con ngƣời, làm cho ngƣời ta hành động có văn hoá hơn. Sự phát triển của KCHT GTĐB mà điển hình là sự phát triển của đƣờng ôtô là một ví dụ. Khi các tuyến phố chật hẹp đƣợc mở rộng với nhiều làn đƣờng, có hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông đầy đủ thì ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông sẽ có ý thức cao hơn trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chấp hành luật giao thông, đi đúng làn đƣờng của mình và hành sử có văn hoá hơn khi tham gia giao thông.

b. KCHT GTĐB phát triển và tác động của nó đến phân bố lại dân cư

Các tuyến đƣờng giao thông đƣợc xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của ngƣời dân. Mỗi tuyến đƣờng mới đƣợc mở ra đồng nghĩa với điều kiện sống và điều kiện sản xuất kinh doanh của ngƣời dân ở hành lang hai bên đƣờng đƣợc cải thiện. Xu hƣớng tự nhiên là ngƣời dân sẽ chuyển đến sinh sống ở những nơi có điều kiện sống tốt hơn và có cơ hội kiếm sống dễ dàng hơn. Vì vậy, khi một tuyến đƣờng mới đƣợc xây dựng sẽ dẫn đến hình thành những điểm dân cƣ mới ở hành lang hai bên đƣờng, đặc biệt là ở các đầu mối giao thông nơi giao cắt của nhiều tuyến đƣờng hoặc nơi hộ tụ của nhiều loại hình giao thông khác nhau. Ở các đầu mối giao thông thƣờng xuất hiện các trung tâm thƣơng mại, cửa hàng bách hoá, các cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn...

1.1.5. Các nguyên tắc phát triển KCHT giao thông đường bộ

1.1.5.1. Phát triển KCHT GTĐB theo hướng hiện đại

Hiện đại ở đây là sự hiện đại của khoa học công nghệ. Sự hiện đại này là những đỉnh cao của khoa học và công nghệ đƣơng thời trong những lĩnh vực liên quan đến xây dựng và vận hành công trình KCHT GTĐB. Một công trình KCHT GTĐB hiện đại đƣợc hiểu là một công trình đƣợc thiết kế, thi công bằng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đƣợc làm bằng những loại vật liệu tiên tiến nhất và đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao nhất. Những hình ảnh về một hệ thống KCHT GTĐB hiện đại chính là những con đƣờng cao tốc; những nhà ga hàng không lớn, sang trọng, tiện nghi....

Vì vậy, khi xây dựng các công trình KCHT GTĐB cần đi thẳng vào công nghệ kỹ thuật hiện đại để công trình không bị sớm lỗi thời, có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nƣớc và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nƣớc tiên tiến hàng đầu thế giới. Phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình KCHT GTĐB qua đó từng bƣớc tiếp cận trình độ của thế giới.

1.1.5.2. Phát triển KCHT GTĐB một cách đồng bộ

* Đồng bộ về thời gian trong phát triển KCHT GTĐB

Khi đầu tƣ xây dựng một công trình KCHT GTĐB phải đảm bảo tiến độ xây dựng công trình đó phù hợp với tiến độ xây dựng của các công trình KCHT GTĐB khác có liên quan, hoặc phù hợp với tiến độ xây dựng của các công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà nó phục vụ; đồng thời phải đảm bảo tiến độ thi công các hạng mục của chính công trình KCHT GTĐB đó diễn ra một cách đồng bộ.

Đảm bảo đƣợc sự đồng bộ về mặt thời gian trong xây dựng công trình KCHT GTĐB sẽ giúp cho hệ thống KCHT GTĐB đƣợc vận hành một cách bài bản, khoa học và theo một trình tự hợp lý. Thực hiện đƣợc sự đồng bộ này sẽ làm tăng hiệu quả đầu tƣ xã hội và tránh đƣợc những lãng phí không đáng có các nguồn các nguồn lực của xã hội.

Muốn có đƣợc sự đồng bộ về mặt thời gian trong đầu tƣ xây dựng công trình KCHT GTĐB đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cấp các ngành trong quá trình chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình.

* Đồng bộ về không gian trong phát triển KCHT GTĐB

Công trình KCHT GTĐB phải đƣợc xây dựng phù hợp về quy mô, diện tích, năng lực phục vụ... với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển KT-XH. Sự phù hợp này sẽ đảm bảo cho sự đồng bộ về mặt không gian của công trình KCHT GTĐB đó.

* Đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ trong phát triển KCHT GTĐB

Đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế, chất lƣợng giữa các hạng mục trong bản thân công trình KCHT GTĐB. Một công trình KCHT GTĐB có thể bao nhiều hạng mục. Công trình đó chỉ có thể đƣợc coi là xây dựng một cách đồng bộ khi bản thân những hạng mục của chính công trình đó đƣợc xây dựng đồng bộ với nhau về các mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và chất lƣợng.

Đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật giữa bản thân công trình KCHT GTĐB với đối tƣợng mà nó phục vụ.

Đồng bộ về thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lƣợng giữa các công trình KCHT GTĐB với cả hệ thông KCHT GT. KCHT GT là một thể thống nhất liên hoàn. Mỗi công trình KCHT GTĐB không thể tồn tại độc lập, mà nó phải gắn với các công trình KCHT GT khác để tạo thành một mạng lƣới giao thông liên hoàn. Do vậy, việc kết nối giữa các công trình đƣợc ăn khớp với nhau, khi đầu tƣ phát triển các công trình KCHT GTĐB, những nhà thiết kế, thi công phải đảm bảo cho công trình đó đồng bộ về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và chất lƣợng với cả hệ thống KCHT GT.

1.1.5.3. Phát triển KCHT GTĐB phải đi trước một bước

Phát triển KCHT GTĐB phải đi trƣớc một bƣớc có nghĩa là với tầm nhìn dài hạn, các công trình KCHT GTĐB phải đƣợc đầu tƣ xây dựng trƣớc một bƣớc về mặt thời gian so với đầu tƣ xây dựng các cơ sở kinh tế nhƣ nhà máy, xí nghiệp... qua đó đảm bảo hoạt động của cả hệ thống kinh tế đƣợc hiệu quả và bền vững. Công trình KCHT GTĐB phải đƣợc quy hoạch, thiết kế và đầu tƣ hoàn chỉnh trƣớc, từ đó làm điều kiện tiền đề cho việc đầu tƣ xây dựng và vận hành của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chừng nào mà các điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về KCHT nói chung trong đó có KCHT GTĐB chƣa xong trƣớc một bƣớc về mặt thời gian thì chƣa thể đầu tƣ và vận hành có hiệu quả cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Các quốc gia cũng nhƣ các vùng miền sẽ không thể thu hút một cách có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài và quốc gia hay địa phƣơng mình nếu nhƣ loại cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu là KCHT GTĐB chƣa có hoặc chƣa đầu tƣ trƣớc một bƣớc.

1.1.5.4. Phát triển KCHT GTĐB phải có tầm nhìn dài hạn

Phát triển KCHT GTĐB cũng nhƣ các loại công trình KCHT khác phải có tầm nhìn dài hạn vì chi phí đầu tƣ xây dựng các công trình KCHT GTĐB thƣờng rất lớn, có ảnh hƣởng nhiều đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân thuộc diện giải phóng mặt bằng. Vì vậy, khi đầu tƣ xây dựng mỗi công trình KCHT GTĐB phải tính toán, cân nhắc kỹ về quy hoạch vị trí, quy mô, chức năng, công nghệ sử dụng... để làm sao sau khi công trình đó đƣợc xây dựng xong và đƣa vào sử dụng không bị lỗi thời về công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật, không bị quá tải quá nhanh và phù hợp với các loại quy hoạch nhƣ quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực...

1.2. Sự cần thiết phải phát triển KCHT GTĐB

Xây dựng các công trình KCHT GTĐB là một ngành sản xuất với mục đích làm tiền đề cho phát triển các ngành kinh tế xã hội khác. Hiệu quả của nó chính là sự thúc đẩy và tạo tiềm năng phát triển, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, tối ƣu hóa các nguồn lực ở địa phƣơng và cuối cùng là mở rộng quy mô và năng lực của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một khu vực nhất định. Có thể thấy đƣợc phần nào vai trò của việc phát triển KCHT qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: nếu đầu tƣ cho KCHT tăng thêm 1% thì GDP cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng thêm 1% và bình quân hàng năm một ngƣời dân nhận đƣợc 0,3% nƣớc sạch; 0,8% mặt đƣờng trải nhựa; 1,5% năng lƣợng và 1,7% về thông tin liên lạc. Trong thời kỳ suy giảm, việc đầu tƣ mạnh vào KCHT kỹ thuật là công cụ, chính sách để kích thích sự phục hồi nền kinh tế. Do đó việc phát triển và hoàn thiện mạng lƣới đƣờng bộ luôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển bền vững của đất nƣớc.

Phát triển KCHTGTĐB là loại hình đầu tƣ mang tính xã hội hóa cao, lợi ích có đƣợc là cho cả nền kinh tế xã hội nên ngoài mục đích thu lợi nhuận, nhà đầu tƣ chủ yếu muốn đạt lợi ích lâu dài mà thông qua hoạt động đầu tƣ này đem lại cho cộng đồng và xã hội. Việc sử dụng các công trình giao thông đƣờng bộ đem lại những tiện ích và hữu dụng cũng nhƣ sự thuận lợi trong giao thông vận tải hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Cuộc sống của ngƣời dân quanh các công trình giao thông đƣờng bộ đƣợc hƣởng những lợi ích trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của họ. Kết quả đƣợc hƣởng là sự tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển con ngƣời và hàng hóa. Tốc độ khai thác các phƣơng tiện đi lại và tình hình ùn tắc giao thông đã làm mất khá nhiều thời gian của khách hàng và phƣơng tiện lƣu thông trên đƣờng. Giao thông vận tải nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Phát triển mạng lƣới kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ chính là tiền đề giúp cho sự phát triển cân bằng về kinh tế giữa các vùng trong quốc gia, giảm chênh lệch mức sống ngƣời dân giữa các vùng kinh tế. Phát triển mạng lƣới đƣờng bộ hợp lý còn đem lại những tác động tích cực tới đời sống kinh tế xã hội nhƣ: tác động giảm đói nghèo tại các vùng các vùng sâu, vùng xa do phát triển buôn bán thƣơng mại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trao đổi hàng hóa có lợi thế so sánh, nâng cao đời sống ngƣời dân, tạo cơ hội tiếp cận thị trƣờng lao động, tăng thu nhập...

Lợi ích của việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ nhiều khi không thể lƣợng hóa, định lƣợng đƣợc. Đó là lợi ích gián tiếp đem lại từ việc xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ. Những vấn đề cấp bách của xã hội sẽ đƣợc giải quyết thông qua việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Đó là sự giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông xảy ra trên đƣờng do những hạn chế về chất lƣợng hệ thống đƣờng bộ. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ sẽ ngày càng trở nên quá tải với số lƣợng và mật độ phƣơng tiện giao thông phát triển nhƣ hiện nay. Do đó các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ luôn nằm trong chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải quốc gia cũng nhƣ phát triển kinh tế hội nhập. Một lợi ích khác mà thông qua phát triển KCHT GTĐB chúng ta có thể nhận đƣợc là việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Những dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ đều đƣợc tính tới yếu tố môi trƣờng.

Có thể nói, trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải đã đƣợc nhà nƣớc ƣu tiên tăng vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (bình quân khoảng 15% mỗi năm). Đối với nƣớc ta, khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là khoảng 10 trở lại đây, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói riêng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nƣớc. Sự phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lƣợng kết cấu hạ tầng GTĐB đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong tỉnh, thúc đẩy giao thương với các tỉnh khác và hội nhập quốc tế của cả nước.

Nếu đầu tƣ phát triển một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các đô thị cũng nhƣ các huyện, thị nói chung trong tỉnh, giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các khu vực dân cƣ đó. Thực tế cho thấy nơi nào có cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ đƣợc đầu tƣ phát triển thì có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn, tạo ra sự mất cân đối trong vùng. Mặt khác, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ sẽ giúp cho tỉnh có thể tối ƣu hóa các nguồn lực, phát huy tiềm lực của từng đô thị trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Nền sản xuất hàng hóa sẽ phát triển hơn nữa thông qua hệ thống trao đổi và phân phối sử dụng mạng lƣới giao thông đƣờng bộ trong vùng và liên tỉnh. Phát triển KCHT GTĐB còn là một đòi hỏi cấp bách để theo kịp tốc độ phát triển của các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ cũng nhƣ nhu cầu lƣu thông ngày càng cao của tỉnh với khu vực. Bên cạnh đó, ngành du lịch đầy tiềm năng của tỉnh cũng sẽ phát triển khi có đƣợc một hệ thống giao thông đƣờng bộ hoàn thiện, thuận tiện và liên kết đƣợc các vùng miền khác trong nƣớc. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. “Phát triển cơ sở hạ tầng” và “thu hút vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng” là hai vấn đề liên quan, tác động qua lại. Chúng ta xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và sử dụng chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng đƣờng bộ, tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiện cho các ngành sản xuất vật chất khác hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

- Phát triển giao thông đường bộ là cơ sở và động lực để phát triển các ngành kinh tế khác

Có thể nói rằng hạ tầng giao thông đƣờng bộ là một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống nền kinh tế. Việc tăng cƣờng phát triển giao thông đƣờng bộ sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan. Có thể minh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)