Sự cần thiết phải phát triển KCHTGTĐB

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Sự cần thiết phải phát triển KCHTGTĐB

Xây dựng các công trình KCHT GTĐB là một ngành sản xuất với mục đích làm tiền đề cho phát triển các ngành kinh tế xã hội khác. Hiệu quả của nó chính là sự thúc đẩy và tạo tiềm năng phát triển, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, tối ƣu hóa các nguồn lực ở địa phƣơng và cuối cùng là mở rộng quy mô và năng lực của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một khu vực nhất định. Có thể thấy đƣợc phần nào vai trò của việc phát triển KCHT qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: nếu đầu tƣ cho KCHT tăng thêm 1% thì GDP cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng thêm 1% và bình quân hàng năm một ngƣời dân nhận đƣợc 0,3% nƣớc sạch; 0,8% mặt đƣờng trải nhựa; 1,5% năng lƣợng và 1,7% về thông tin liên lạc. Trong thời kỳ suy giảm, việc đầu tƣ mạnh vào KCHT kỹ thuật là công cụ, chính sách để kích thích sự phục hồi nền kinh tế. Do đó việc phát triển và hoàn thiện mạng lƣới đƣờng bộ luôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển bền vững của đất nƣớc.

Phát triển KCHTGTĐB là loại hình đầu tƣ mang tính xã hội hóa cao, lợi ích có đƣợc là cho cả nền kinh tế xã hội nên ngoài mục đích thu lợi nhuận, nhà đầu tƣ chủ yếu muốn đạt lợi ích lâu dài mà thông qua hoạt động đầu tƣ này đem lại cho cộng đồng và xã hội. Việc sử dụng các công trình giao thông đƣờng bộ đem lại những tiện ích và hữu dụng cũng nhƣ sự thuận lợi trong giao thông vận tải hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Cuộc sống của ngƣời dân quanh các công trình giao thông đƣờng bộ đƣợc hƣởng những lợi ích trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của họ. Kết quả đƣợc hƣởng là sự tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận chuyển con ngƣời và hàng hóa. Tốc độ khai thác các phƣơng tiện đi lại và tình hình ùn tắc giao thông đã làm mất khá nhiều thời gian của khách hàng và phƣơng tiện lƣu thông trên đƣờng. Giao thông vận tải nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Phát triển mạng lƣới kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ chính là tiền đề giúp cho sự phát triển cân bằng về kinh tế giữa các vùng trong quốc gia, giảm chênh lệch mức sống ngƣời dân giữa các vùng kinh tế. Phát triển mạng lƣới đƣờng bộ hợp lý còn đem lại những tác động tích cực tới đời sống kinh tế xã hội nhƣ: tác động giảm đói nghèo tại các vùng các vùng sâu, vùng xa do phát triển buôn bán thƣơng mại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trao đổi hàng hóa có lợi thế so sánh, nâng cao đời sống ngƣời dân, tạo cơ hội tiếp cận thị trƣờng lao động, tăng thu nhập...

Lợi ích của việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ nhiều khi không thể lƣợng hóa, định lƣợng đƣợc. Đó là lợi ích gián tiếp đem lại từ việc xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ. Những vấn đề cấp bách của xã hội sẽ đƣợc giải quyết thông qua việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Đó là sự giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông xảy ra trên đƣờng do những hạn chế về chất lƣợng hệ thống đƣờng bộ. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ sẽ ngày càng trở nên quá tải với số lƣợng và mật độ phƣơng tiện giao thông phát triển nhƣ hiện nay. Do đó các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ luôn nằm trong chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải quốc gia cũng nhƣ phát triển kinh tế hội nhập. Một lợi ích khác mà thông qua phát triển KCHT GTĐB chúng ta có thể nhận đƣợc là việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Những dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ đều đƣợc tính tới yếu tố môi trƣờng.

Có thể nói, trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải đã đƣợc nhà nƣớc ƣu tiên tăng vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (bình quân khoảng 15% mỗi năm). Đối với nƣớc ta, khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là khoảng 10 trở lại đây, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ nói riêng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nƣớc. Sự phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lƣợng kết cấu hạ tầng GTĐB đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)