SXKD cho phù hợp với tình hình thực tế, duy trì và thực hiện các mức khoán chi phí đến các phòng ban, Nhà máy và cá nhân người lao động.
4.2.4. Nâng cao công tác quản lý các khoản công nợ
Như kết quả đã phân tích ở chương 3, thời gian bình quân một vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2012 tăng 28% so với năm 2011, Trên bảng cân
đối kế toán vẫn còn tồn tại khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi ở mức gần 4 tỷ đồng (bảng 3.7). Để nâng cao khả năng thu hồi công nợ tránh dây dưa kéo dài công ty cần thực hiện các bước sau:
Một là, Thu thập thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, thời
gian đã hợp tác với công ty, uy tín như thế nào trong việc thanh toán công nợ, khả năng bán hàng như thế nào
Hai là, Công ty cần quyết định thời hạn thanh toán và tỷ lệ chiết khấu
thanh toán. Công ty nên thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý. Điều này phải căn cứ vào đối tượng khách hàng, doanh số của khách hàng, thời điểm cho nợ
Ba là, Công ty phải căn cứ vào chính sách cho nợ của mình tại từng
thời điểm, vì nó còn liên quan trực tiếp đến khả năng tài chính của công ty tại từng thời điểm và tình hình kinh tế chính trị xã hội.
Bốn là, Công ty nên áp dụng biện pháp thu hồi nợ thích hợp bằng
cách: Kiện toàn tổ thu hồi công nợ và triển khai công tác thu nợ khách hàng
Công ty KD) giảm > 100 triệu đ/tháng.
Năm là, thường xuyên cập nhật thông tin về các khoản nợ phải thu để từ đó có kế hoạch thu hồi công nợ chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Giao việc thu hồi của từng đối tượng khách hàng cho từng nhân viên thu hồi công nợ, thường xuyên kiểm tra, cập nhật tình hình thu hồi công nợ để có các biện pháp giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Xây dựng kế hoạch thanh toán khoa
học.
4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tài chính
Xây dựng kế hoạch tài chính cho các hoạt động trong Công ty, chủ động tạo các nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Công ty.
Phối hợp với công ty CP kinh doanh để giảm tồn kho, vận hành hiệu quả vốn lưu động.
Cơ cấu lại các nguồn vốn. Lập kế hoạch giảm nợ cho từng vùng miền, đến từng đại lý theo tháng. Thực hiện chiết khấu cho các khách hàng đạt kế hoạch giảm nợ. Thường xuyên đôn đốc công tác thu hồi công nợ bằng cách thành lập các tổ nhóm theo từng vùng miền.
Ưu tiên trả nợ gốc cho Ngân hàng để giảm chi phí tài chính. Thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng vòng quay vốn lưu động, tăng sản lượng bán hàng giảm chi phí tài chính/m2 sản phẩm.
Quản lý chặt chẽ chi phí SXKD nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng vòng quay vốn lưu động. Thực hiện giảm hao hụt trên từng công đoạn nhằm giảm giá thành công xưởng. Thực hiện chiết khấu cho các khách hàng đạt kế hoạch giảm nợ.
4.3. Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp:
4.3.1. Về phía cơ quan Nhà nước
Tổng quan 7 tháng đầu năm 2013, kinh tế cả nước nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hỗ trợ tài chính, hỗ trợ thị trường, cải cách thủ tục hành
chính, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh… là những chính sách thiết thực mà các cấp, các ngành cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới.
Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.
Các cấp, ngành của tỉnh tích cực tạo điều kiện, cơ hội thông thoáng để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất và phát triển.
Ngành ngân hàng tích cực đẩy mạnh chương trình hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp hồi phục, ổn định và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ góp phần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Viglacera Tiên Sơn.
Cục Thuế tỉnh cần thực hiện việc gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; hướng dẫn các doanh nghiệp tự xác định các điều kiện được ưu đãi để lập các phụ lục kèm theo của tờ khai thuế giá trị gia tăng; hướng dẫn về các sắc thuế và điều kiện được ưu đãi; xây dựng quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện giảm 50% tiền thuê đất năm 2013 và năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất...
4.3.2. Về phía Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Công ty về vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong việc chỉ rõ bức tranh hoạt động tài chính, đánh giá kết quả hoạt động, xác định đầy đủ, đúng đắn những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Để từ đó có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ việc nhận thức được vai trò của phân tích báo cáo tài chính, sẽ nhận thức được về sự cần thiết phải thành lập một tổ phân tích tài chính công ty, về sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và quy trình thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch như vậy, công ty phải thường xuyên tổ chức đào tạo các cán bộ phân tích tài chính để có thể nắm bắt, cập nhật sử dụng thành thạo những thành tựi tin học để lập được chương trình phân tích báo cáo
tài chính chuẩn, khoa học, chính xác, thuận tiện kịp thời đối với nhà quản lý, dễ hiểu đối với người đọc thông tin.
4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, Cũng tương tự các nghiên cứu trước đây, Luận văn đã tổng hợp và trình bày được hệ thống lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thứ hai, Luận văn đã thu thập thông tin về ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam nhằm tìm hiểu tình hình phát triển của ngành, thu thập các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong ngành để tính toán giá trị trung bình ngành để làm cơ sở so sánh, đánh giá năng lực tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn
Thứ ba, Từ kết quả phân tích, luận văn đã tổng kết những điểm mạnh điểm yếu về tình hình tài chính của Công ty, đây là cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp của Luận văn.
Thứ tư, Cũng từ kết quả phân tích, luận văn đã thực hiện việc dự báo các chỉ tiêu tài chính của Công ty cho năm tiếp theo. Kết quả dự báo là một thông tin đáng lưu tâm cho các đối tượng nghiên cứu về CTCP Viglacera Tiên Sơn.
Thứ năm, Luận văn cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong quá trình nghiên cứu nhằm cung cấp cho các nghiên cứu về sau biết được những điểm cần khắc phục trong quá trình nghiên cứu, nhằm tạo ra các kết quả tốt hơn.
4.5. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai cứu trong tương lai
Thứ nhất, Trong quá trình thu thập các tài liệu tài chính của các công ty cùng ngành, luận văn mới chỉ sử dụng báo cáo tài chính của 3 công ty cùng ngành là Công ty gạch Đồng Tâm, Công ty Taicera, và Công ty CMC. 3 công y này chưa thực sự là tương đồng về mặt quy mô với Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn.
Thứ hai, Luận văn chưa đi vào phân tích cân bằng tài chính của Công ty dưới góc độ luân chuyển vốn, mà mới chỉ dừng lại dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ.
Thứ ba, Luận văn chưa đi vào tiến hành định giá Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn.
4.6. Kết luận đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì các doanh nghiệp càng khó khăn trong việc tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải nắm vững tình hình tài chính của mình cũng như công khai hóa các thông tin đó nhằm thu hút các đối tượng đầu tư. Chính vì vậy, Phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát tình hình thực tế, cùng với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Quý Liên và sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn”. Luận văn gồm những nội dung cụ thể như sau: