Kiểm kê, phân loại NVL: thường xuyên cập nhật thông tin về kiểm kê, phân loại đẻ biết được loại nào còn thừa, còn thiếu, áo dụng triệt đoeẻ phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 92 - 95)

phân loại đẻ biết được loại nào còn thừa, còn thiếu, áo dụng triệt đoeẻ phương pháp nhập trước xuất trước.

4.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Như đã phân tích trong chương 3, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm 13,7% và lỗ gần 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Và như đã phân tích, thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do yếu tố khách quan. Đó là do những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này kể từ sau các cuộc khủng hoảng năm 2011. Tuy nhiên tác giả vẫn

đưa ra những kiến nghị xuất phát từ phía chủ quan của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo dù nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn.

4.2.3.1. Các biện pháp nhằm tăng doanh thu:

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm

Xác định chất lượng sản phẩm là sự sống còn của Công ty, là yếu tố quyết định để xây dựng thương hiệu cũng như vị thế của mình trên thị trường do vậy bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và quản lý chất lượng theo 5S và phương pháp cải tiến liên tục KAIZEN. Thường xuyên duy trì công tác quản lý và thực hiện việc giám sát chặt chẽ công tác chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 hiện đang áp dụng tại Công ty.

Thực hiện đúng các thông số công nghệ, quy trình công nghệ, tăng cường các biện pháp kiểm soát thông số công nghệ tại các công đoạn, các vị trí trên dây chuyền sản xuất, lập báo cáo tình hình thực hiện quy trình công nghệ hàng tháng, nghiêm khắc xử lý vi phạm.

Các biện pháp tăng chất lượng: Tăng cường vệ sinh khi chạy các dòng sản phẩm siêu trắng. Chạy ổn định bài phối liệu, tập trung đưa ra đường cong nung hợp lý nhất để nâng cao chất lượng cũng như tông màu sản phẩm.

Đưa ra những chỉ đạo quyết liệt ngay từ khâu lập kế hoạch sản xuất, mua hàng, quá trình sản xuất đến công tác phục vụ của cơ điện, tạo điều kiện cho CBCNV chủ động sản xuất, làm việc năng suất cao, máy móc, thiết bị hoạt động ổn định.

Công tác kinh doanh

Tăng cường công tác tiếp cận nghiên cứu và mở rộng thị trường từ đó định hướng sản xuất đáp ứng theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường và kịp thời theo đơn đặt hàng.

Xây dựng chính sách bán hàng ổn định và khuyến khích đối với từng đại lý đồng thời tạo sự phân vùng một cách lành mạnh.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mài bóng, sản phẩm giá trị cao.

Xây dựng và củng cố hệ thống các nhà phân phối theo khu vực, trong đó đặc biệt là việc bảo hộ thị trường cho các đại lý yên tâm bán hàng.

Xây dựng lộ trình bán hàng tồn kho lâu ngày, sản phẩm thương hiệu, sản phẩm đuôi màu nhỏ lẻ, sản phẩm xuất khẩu còn sót lại để giảm hàng tồn kho, tăng dòng tiền cho hoạt động SXKD.

Về công tác xuất khẩu: Đẩy mạnh công tác bán hàng xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm kích thước lớn giá trị cao. Duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Xây dựng chiến lược phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng từng vùng thị trường.

Công tác đầu tư, sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Xác định con người là nhân tố quyết định sự thành công của Công ty nên bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị. còn quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, đào tạo nhiều khoá cho CBCNV về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý điều hành sản xuất, huấn luyện về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, an toàn lao động và thực hành sản xuất, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo vận hành trạm khí hoá than. Bên cạnh đó luôn quan tâm và thường xuyên phát động các phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm phát huy sức mạnh nội lực, trí tuệ của mỗi người lao động để cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đồng thời có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với các tập thể và cá nhân có thành tích cao trong công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất.

4.2.3.2. Các biện pháp nhằm giảm chi phí:

Tiết kiệm chi phí sản xuất (giảm chi phí giá vốn hàng bán): Như đã phân tích trong chương 3, thì đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí của công ty, chính vì vậy mà việc tiết kiệm giảm chi phí giá vốn hàng bán là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Hơn nữa, theo số liệu đã phân tích, khoản chi phí giá vốn hàng bán của Công ty lại có tốc độ giảm

thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 92 - 95)