- Phòng Tài chính Kế toán
3.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty CP Viglacera Tiên Sơn
3.4.1.1. Huy động vốn
Khi đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn theo thời gian cũng chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức và huy động vốn của doanh nghiệp được. Vì thế, có thể thông qua chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng vốn” để đánh giá xu hướng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng vốn của doanh nghiệp
• Phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn
Bảng 3.1: Bảng tốc độ tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng vốn so với năm 2009 135,4 141,5 139,8
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của công ty các năm 2010,2011,2012)
Biểu đồ 3.1: Xu hướng tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn
Nhận xét về xu hướng tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn: Kết quả so sánh được biểu diễn trên đồ thị cho thấy, nếu xét riêng trên giai đoạn 2011 – 2012 thì tổng số vốn năm 2012 bị giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty bị rơi vào tình trạng thu lỗ. Tuy nhiên nếu xét tổng thể trên toàn bộ giai đoạn 2010 – 2012 thì tình hình huy động vốn của công ty lại có xu hướng tăng lên theo thời gian.
•Nhịp điệu tăng trưởng vốn
Bảng 3.2: Bảng tốc độ tăng trưởng vốn qua các năm của CTCP Viglacera Tiên Sơn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng vốn qua các năm 135,4 104,5 98,8
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của công ty các năm 2010,2011,2012)
Biều đồ 3.2: Nhịp điệu tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn
Nhận xét về nhịp điệu tăng trưởng vốn của CTCP Viglacera Tiên Sơn: Đường biểu diễn kết quả cho thấy sự tăng trưởng vốn của công ty khá bấp bênh. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tổng số vốn của công ty đạt 135,4%. Lý giải cho sự tăng trưởng mạnh trong năm này là do năm 2009, công ty đã đầu tư vào sản xuất sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn các công ty cùng ngành, khiến cho lợi nhuận năm 2010 tăng mạnh. Sang đến năm 2011 và năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong đó có tính đến các công ty thuộc ngành gạch ốp lát và CTCP Viglacera cũng không nằm ngoài số đó. Điều này khiến cho lợi nhuận của công ty liên tục bị giảm qua các năm và thậm chí là lợi nhuận âm vào năm 2012 (Bảng 3.15 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Hệ quả là làm cho tốc độ tăng trưởng vốn
của Công ty năm 2011 chỉ đạt 104,5%, và đạt tăng trưởng âm vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng vốn là 98,8%.
3.4.1.2. Mức độ độc lập tài chính
Bảng 3.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm
2010 2011
2010 2011 2012 ± % ± %
Hệ số tài trợ (lần) 0,25 0,22 0.20 -0,05 -19,4 -0,01 -6,8 Hệ số tự tài trợ TSDH (lần) 0,39 0,35 0.34 -0,05 -13,2 -0,01 -4,1 Hệ số tự tài trợ TSCĐ (lần) 0,40 0,36 0.35 -0,05 -11,5 -0,01 -2,5
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC của công ty các năm 2010,2011,2012)
Căn cứ vào số liệu của bảng trên có thể nhận thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty giảm theo thời gian. Cụ thể:
- Khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty được thể hiện qua chỉ tiêu “Hệ số tài trợ”. Qua bảng số liệu, dễ dàng thấy được trị số của chỉ tiêu này giảm liên tục từ 0,25 lần xuống 0,22 lần năm 2011 và 0,2 lần năm 2012. Điều đó có nghĩa là khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của công ty ngày càng giảm thấp
- Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ TSDH” cũng có xu hướng giảm liên tục. Sự biến động của chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Hơn nữa, trị số của chỉ tiêu này là nhỏ hơn 1 cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để tài trợ tài sản dài hạn, công ty sẽ bắt buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác để tài trợ nên khi các khoản nợ đáo hạn, công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán
- Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ TSCĐ” cũng trong trạng thái tương tự, có xu hướng giảm dần và có trị số nhỏ hơn 1. Điều đó có nghĩa là khả năng đáp ứng bộ phận TSCĐ bằng vốn chủ sở hữu ngày càng thấp.
3.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
3.4.2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn
Để phân tích cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, ta xem xét qua bảng 3.4 Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2012 và sự biến động so với các năm 2010, 2011 của Công ty.
Về tổng tài sản: Tổng tài sản của Công ty đến cuối năm 2012, đạt hơn 564,5 tỷ đồng, giảm gần 7 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên nếu so với năm 2010 thì tổng tài sản đến cuối năm 2012 lại tăng hơn 17,7 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy, quy mô hoạt động của Công ty đang bị thu hẹp lại.
Về tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm từ mức 36% cuối năm 2010, 39% cuối năm 2011 và lên đến mức 40,7% vào cuối năm 2012. Tuy tổng tài sản có xu hướng giảm xuống vào năm 2012, nhưng giá trị của tài sản ngắn hạn được tăng đều qua các năm. Đến cuối năm 2012, tài sản ngắn hạn đạt hơn 229 tỷ đồng, tăng hơn 7 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng hơn 32 tỷ đồng so với năm 2010.
Về khoản tiền và tương đương tiền: Qua biểu đồ 3.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của CTCP Viglacera Tiên Sơn, ta có thể thấy danh mục tài sản này có xu hương giảm mạnh tỷ trọng qua các năm. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản cuối năm 2012 là 0,1% giảm 1,2% so với năm 2011 và giảm 6,1% so với năm 2010.
Khoản mục tiền và tương đương tiền có ý nghĩa rất lớn về mặt thanh toán, việc tỷ trọng của khoản này của Công ty quá thấp, cũng như quy mô của khoản mục này liên tục giảm qua các năm cho thấy Công ty khó có thể đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh.