Cân bằng tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Cân bằng tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét dưới hai góc độ:
Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Số tài sản ban đầu này không bao gồm số tài sản trong thanh toán. Mối quan hệ này thiển hiện qua đẳng thức sau:
Vốn CSH = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu
(2.12)
Cân đối trên chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Có hai trường hợp:
- Vế trái > Vế phải: đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng
- Vế trái < Vế phải: đồng nghĩa với số vốn chủ sở hữu nhỏ hơn số tài sản ban đầu. Do vậy, để có số tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài
Trong thực tế quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay chưa đến hạn trả dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp.
Xét theo góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (2.13)
Phân tích cân bằng tài chính theo góc độ này sẽ cho biết sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như
những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
Ngoài ra, các nhà phân tích còn có thể tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số tài trợ
thường xuyên
= Nguồn tài trợ thường xuyên (2.14)
Tổng nguồn vốn
Nguồn: [01; Tr. 164] Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.
Hệ số tài trợ =
Nguồn tài trợ tạm thời
(2.15)
Tổng nguồn vốn
Nguồn: [01; Tr. 165] Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số vốn chủ sở hữu so với =
Vốn chủ sở hữu
(2.16)
Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn: [01; Tr. 165] Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số nguồn vốn thường =
Nguồn vốn thường xuyên
(2.17)
Tài sản dài hạn
Nguồn: [01; Tr. 165] Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số chỉ tiêu ngày càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn
= Tài sản ngắn hạn (2.18)
Nợ ngắn hạn
Nguồn: [01; Tr. 165] Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số chỉ tiêu này tương tự chỉ tiêu hệ số nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn, càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.