Tài sản ngắn hạn 197.296 222.403 229.539 251

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 87 - 92)

III Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

A.Tài sản ngắn hạn 197.296 222.403 229.539 251

I. Tiền và tương đương tiền 33.986 7.382 409 21,7 5,5 23III. Phải thu ngắn hạn 74.152 68.628 95.494 92,6 139,1 132.876 III. Phải thu ngắn hạn 74.152 68.628 95.494 92,6 139,1 132.876 IV. Hàng tồn kho 83.252 143.406 127.586 172,3 89,0 113.511 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.906 2.986 2.051 50,6 68,7 1.409

B. Tài sản dài hạn 349.481 348.904 334.982 407.686

II. Tài sản cố định 343.105 341.411 322.415 99,5 94,4 304.475IV. Đầu tư tài chính dài hạn 1.300 1.300 11.574 100,0 890,3 103.051 IV. Đầu tư tài chính dài hạn 1.300 1.300 11.574 100,0 890,3 103.051 V. Tài sản dài hạn khác 5.076 6.193 993 122,0 16,0 159 Tổng số tài sản 546.777 571.307 564.521 659.504 A. Nợ phải trả 410.509 448.221 451.185 496.052 I. Nợ ngắn hạn 295.000 363.877 312.731 123,3 85,9 268.774 II. Nợ dài hạn 115.509 84.344 138.454 73,0 164,2 227.278 B. Vốn chủ sở hữu 136.268 123.086 113.336 90,3 92,1 104.358 I. Vốn chủ sở hữu 136.268 123.086 113.336 90,3 92,1 104.358 Tổng số NV 546.777 571.307 564.521 104,5 98,8 600.410 DTT 445.172 581.886 502.366 130,7 86,3 433.714 LSNT 15.487 2.328 (9.888) 15,0 (424,7) 41.991

Bảng dự báo tình hình tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn được tác giả lập trên một số lập luận như sau:

Một là, Trên cơ sở tính toán tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu trong từng năm để tính toán tốc độ tăng trưởng trung bình của cả giai đoạn 2010-2012

Hai là, Tác giả nhận định nền kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục khó khăn, luận văn đã giả định tốc độ tăng trưởng của năm 2013 chỉ bằng tốc độ tăng trưởng của năm 2012.

Ba là, Luận văn cũng nhận định một số khó khăn riêng của ngành gạch ốp lát như: Trong cả nước hiện nay có khoảng 47 công ty gạch ốp lát đang hoạt động, trong đó có khoảng 10 công ty mạnh, còn lại là những nhà máy có quy mô nhỏ.Gạch ốp lát mang thương hiệu Việt Nam đang bị lấn át bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Có khá ít các công ty trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ngay cả những doanh nghiệp lớn trong ngành như Gạch Đồng Tâm, Taicera cũng chỉ thu được một tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn.Trong một ngành cạnh tranh toàn cầu, thực chất các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải cạnh tranh một cách bất lợi với nhiều đối thủ nặng ký đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Hàng Trung Quốc mặc dù tham gia vào tất cả các phân khúc, từ phân khúc giá thấp đến phân khúc giá cao, tuy nhiên, vẫn được định vị chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ. Do đó, các những doanh nghiệp Việt Nam được xem là nằm trong cùng phân khúc này với Trung Quốc nên phân khúc này được xem là cạnh tranh khốc liệt nhất khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập với mẫu mã đa dạng và khiến phần lớn các công ty sản xuất gạch ốp lát của Việt Nam bị thua lỗ hoặc có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong khi đó, phân khúc cao cấp được chiếm lĩnh bởi các sản phẩm của Ý và Tây Ban Nha, cạnh tranh trong phân khúc này dễ chịu hơn và đem lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. Môi trường kinh doanh của Việt Nam gây bất lợi cho các công ty gạch ốp lát trong cuộc cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc: Chi phí nhiên liệu và chi phí sử dụng vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của các công ty gạch ốp lát. Tại Việt Nam, việc giá năng lượng và nhiên

liệu như điện, than, dầu liên tục leo thang cùng với việc thường xuyên trong tình trạng bị cắt điện luân phiên là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá thành của các công ty gạch ốp lát Việt Nam cao hơn đáng kể so với các công ty của Trung Quốc. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cao của Việt Nam cũng gây rất nhiều khó khăn cho các công ty gạch ốp lát khi họ phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn vay ngân hàng. Ngành có hàng rào gia nhập thấp và hàng rào rút lui cao: Việc đầu tư và vận hành các dây chuyền sản xuất gạch ốp lát về cơ bản không phải đầu tư vốn ở mức quá lớn, hơn nữa có thể đầu tư một phần lớn bằng vốn vay ngân hàng, công nghệ và dây chuyền sản xuất rất sẵn mua. Chính điều này khiến ngành có hàng rào gia nhập thấp. Bên cạnh đó, ngành có hàng rào rút lui cao bởi vì các dây chuyền máy móc rất chuyên biệt do đó giá trị thanh lý có thể cực thấp nếu không bán được cho một doanh nghiệp trong ngành có nhu cầu. Hơn nữa với việc công suất gạch ốp lát hiện nay đã bão hoà thì các nhà máy không dám đầu tư mua dây chuyền nên việc chuyển nhượng dây chuyền có thể rất khó khăn. Do đó, nếu bán thanh lý thì giá trị cực thấp. Chính vì vậy, mặc dù kinh doanh thua lỗ thì các công ty vẫn cố gắng bám trụ trong ngành. Điều này khiến cho công suất dư thừa tồn tại dai dẳng và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp. Hàng rào gia nhập thấp và hàng rào rút lui cao dẫn đến tình trạng dư thừa công suất trong ngành: Việc nhiều công ty gia nhập ngành dẫn đến công suất dư thừa lớn. Theo tính toán của các nhà phân tích, hiện nay có khoảng 47 nhà sản xuất gạch ốp lát tại Việt Nam, công suất trong ngành hiện đang vượt nhu cầu rất nhiều, đặc biệt diễn ra ở phân khúc gạch ốp lát kích cỡ nhỏ. Điều này khiến cho các công ty buộc phải tập trung vào cạnh tranh giá bán để khai thác công suất và giải quyết hàng tồn kho, khiến cho biên lợi nhuận sụt giảm. Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, tính đến năm 2010, năng lực sản xuất gạch ốp lát đạt tới 426 triệu m2/năm, trong khi đó thực tế công suất sản xuất chỉ đạt 360 triệu m2/ năm. Năm 2011, công suất của các nhà máy chỉ khoảng 70%, kéo theo đó là gần 30 triệu m2 hàng tồn kho.

Bốn là, Công ty đang nằm trong phân khúc có nhiều tiềm năng phát triển do chưa có nhiều nhà cung cấp nằm trong phân khúc này. Việc đầu tư vào dây chuyển sản xuất sản phẩm có tính vượt trội của Công ty từ cuối năm 2008 là hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết do nhà máy hiện tại đang vận hành ở công suất tối đa.

Ý nghĩa của kết quả dự báo: Căn cứ và tổng số nguồn vốn dự báo và tổng số tài sản dự báo, ta có thể tính ra số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới. Qua việc dự báo này, các nhà quản lý sẽ biết được Công ty cần phải có một lượng vốn bổ sung là bao nhiêu.

Cụ thể như sau:

Số vốn thiếu = Tổng số NV dự báo – Tổng số TS dự báo = 600,41 – 659,504 = – 59,094 (tỷ đồng)

Như vậy, ngoài việc tự trang trải bằng lợi nhuận, năm 2013, doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài như đi vay, hoặc nhận vốn góp liên doanh, liên kết,... để trang trải cho toàn bộ giá trị của tài sản dự báo trong năm 2013.

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn Viglacera Tiên Sơn

4.2.1. Tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu

Như đã đưa trong nội dung về điểm yếu của Công ty, giai đoạn hiện nay quy mô vốn của Công ty đang bị thu hẹp lại. Công ty có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên, việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng cũng cần được cân nhắc hợp lý. Thứ nhất, công ty phải chọn đúng thời điểm phát hành thêm cổ phiếu vì nếu công ty chọn đúng lúc thị trường đang xuống dốc, các nhà đầu tư đang rút vốn khỏi thị trường, họ không quan tâm đến việc mua thêm cổ phiếu mới thì việc phát hành sẽ không thành công. Thứ hai, khi công ty phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng sẽ làm phân tán quyền sở hữu và công ty sẽ có thể bị mất quyền

kiểm soát điều hành. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty cũng luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Chi phí phát hành ra công chúng cao, thường chiếm khoảng 8 – 10% khoản vốn huy động. Để tăng thêm vốn đầu tư dài hạn, luận văn kiến nghị Công ty nên thực hiện tăng phát hành trái phiếu chuyển đổi, thông thường lãi suất trái phiếu thấp hơn so với lãi suất vay vốn và trái phiếu chuyển đổi trong tương lai sẽ trở thành cổ phiếu của công ty, tạo nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng tự tài trợ. Ngoài ra công ty có thể vay vốn dài hạn hoặc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên đây cũng không phải là biện pháp mang tính dài hạn.

Nguồn vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp: Với thương hiệu đã tạo dựng lòng tin cho nhà cung cấp thì việc mua chịu của công ty cũng không phải là quá khó khăn. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức chiếm dụng vốn này thì công ty cũng phải tính toán về giá cả, cũng như các điều khoản thương mại khác giữa việc thanh toán ngay và thanh toán chậm. Vì nhiều khi, để được thanh toán chậm thì mức giá bán của nhà cung cấp đã bị đội thêm.

Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu mà công ty đang có, công ty còn có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ chính cán bộ công nhân viên của công ty. Kênh huy động vốn này sẽ tăng cường mối quan hệ kết nối chặt chẽ giữa người lao động và công ty, đây cũng là động lực để thúc đẩy tình thần cũng như trách nhiệm của người lao động khi làm việc tại công ty. Mặt khác kênh huy động vốn này có chi phí thấp hơn chi phí lãi vay của ngân hàng và không phải gặp các vấn đề liên quan đến các thủ tục vay vốn. Nguồn huy động này sẽ giúp cho công ty không những tiết kiệm được chi phí vốn vay mà còn rút ngắn được thời gian giải ngân từ ngân hàng.

4.2.2. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Như đã phân tích trong chương 3, thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòng quay hàng tồn kho của Công ty liên tục giảm từ 5.4 vòng năm 2010 xuống 4.2 vòng năm 2011 và tiếp tục giảm xuống còn 3.1 vòng năm 2012 chủ yếu là do yếu tố khách quan xuất phát từ khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên tác giả cũng

đưa ra các biện pháp nhằm giúp công ty tiếp tục quản lý một cách chặt chẽ hàng tồn kho. Các biện pháp kiến nghị:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 87 - 92)