BẢNG 3.4: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 55 - 59)

- Phòng Tài chính Kế toán

BẢNG 3.4: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm

2010 2011 2012 2010 2011 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỉ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 197.296 36 222.403 39 229.539 40,7 32.242 16,3 4,6 7.136 3,2 1,7 I. Tiền và tương đương tiền 33.986 6,2 7.382 1,3 409 0,1 (33.578) -98,8 -6,1 (6.974) -94,5 -1,2

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - 4.000 0,7 4.000 - 0,7 4.000 - 0,7

III. Phải thu ngắn hạn 74.152 13,6 68.628 12,1 95.494 16,9 21.341 28,8 3,4 26.865 39,1 4,9 IV. Hàng tồn kho 83.252 15,2 143.406 25,1 127.586 22,6 44.334 53,3 7,4 (15.820) -11,0 -2,5 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.906 1 2.986 0,5 2.051 0,4 (3.855) -65,3 -0,7 (935) -31,3 -0.2

B. Tài sản dài hạn 349.481 64 348.904 61 334.982 59,3 (14.499) -4,1 -4,6 (13.923) -4,0 -1,7

I. Phải thu dài hạn - - - -

II. Tài sản cố định 343.105 62,8 341.411 59,8 322.415 57,1 (20.690) -6,0 -5,6 (18.996) -5,6 -2,6

III. Bất động sản đầu tư - - - -

IV. Đầu tư tài chính dài hạn 1.300 0,2 1.300 0,2 11.574 2,1 10.274 790,3 1,8 10.274 790,3 1,8

V. Tài sản dài hạn khác 5.076 1 6.193 1 993 0,2 (4.084) -80,4 -0,8 (5.201) -84,0 -0,9

Tổng số tài sản 546.777 100 571.307 100 564.521 100 17.743 3,2 - (6.786) -1,2 -

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của CTCP Viglacera Tiên sơn

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên BCTC năm 2010, 2011, 2012 của Công ty) Về khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các năm 2010, 2011, công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào. Đến năm 2012, xuất hiện khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4 tỷ đồng là do công ty cho Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; lãi suất cho vay từ 15%/năm – 16,9%/năm, hình thức đảm bảo nợ cho vay bằng tín chấp.

Về khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh vào cuối năm 2012, tăng hơn 26,8 tỷ đồng so với năm 2011 và hơn 21,3 tỷ đồng so với năm 2010. Mặc dù vậy thì so với quy mô của tổng tài sản thì tỷ trọng của khoản phải thu ngắn hạn được duy trì ở mức thấp. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 là 13,6%, năm 2011 giảm xuống là 12% và năm 2012 tăng nhẹ lên đến 16,9% tổng tài sản.

Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Giá trị của hàng tồn kho năm 2011 tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng từ 15,2% năm 2010 lên đến 25,1% năm 2011. Tuy nhiên đến cuối năm 2012, tỷ trọng của khoản mục này giảm xuống còn 22,6% trong tổng tài sản.

Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn chiếm ưu thế hơn trong tổng tài sản, trong đó tập trung vào khoản mục TSCĐ hữu hình. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hoạt động kinh doanh của Công ty là tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Giá trị của tài sản dài hạn có xu hướng giảm qua các năm, cuối năm 2010 là 349,48 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 giảm xuống còn 348,9 tỷ đồng và đến cuối năm 2012 là 334,98 tỷ đồng. Qua bảng 3.4, ta có thể thấy rõ sự sụt giảm của TSDH chủ yếu là do sự sụt giảm của khoản mục TSCĐ. Cụ thể: giá trị TSCĐ giảm từ 343,1 năm 2010 xuống 341,4 tỷ năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 322,4 tỷ năm 2012. Nguyên nhân: Từ năm 2010 cho đến nay, công ty không thực hiện việc đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất do trong năm 2009, công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền mới sản xuất granit kích cỡ lớn, có thể sản xuất các mặt hàng đạt kích cỡ 800 x 800mm, 800 x 1.200mm với thiết bị máy ép đồng bộ đạt 6200 tấn của hãng SACMI – một trong những nhà chế tạo hàng đầu về công nghệ thiết bị kỹ thuật cao sản xuất hàng gốm sứ xây dựng. Và từ năm 2010, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cho số TSCĐ này. Điều đó lý giải tại sao, giá trị TSCĐ của công ty lại liên tục giảm trong giai đoạn 2010 – 2012.

Trong TSDH có một khoản mục tăng mạnh, đó là các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Qua bảng 3.4 ta thấy, khoản mục này cuối năm 2012 tăng hơn 10,2 tỷ đồng so với cuối năm 2011 tương đương với mức tăng 7,9 lần so với năm 2011. Lý giải cho việc tăng đột biến này công ty đã giải trình trong bản thuyết minh BCTC của năm 2012, công ty đã thực hiện đầu tư vào công ty liên kết đó là Công ty cổ phần Kinh doanh gạch ốp lát Viglacera số vốn lên tới 12 tỷ đồng. Tuy nhiên vì tỷ trọng của khoản mục này là rất nhỏ so với tổng tài sản (0,2% năm 2011 và 2,1%

năm 2012) nên sự gia tăng của khoản mục này không thể bù đắp cho sự sụt giảm của các khoản mục TSDH khác, nên giá trị của tổng TSDH không vẫn bị giảm xuống trong năm 2012.

3.4.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn

Về nợ phải trả: Qua bảng 3.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty, có thể thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của khoản nợ phải trả tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy, công ty ngày càng có uy tín đối với các nhà cho vay và nhà cung cấp trên thị trường. Từ đó giúp cho việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi hơn, do công ty đã chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể cuối năm 2010, tỷ trọng của tổng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 75%, tăng lên 78% trong năm 2011 và 80% cuối năm 2012. Trong đó phần lớn nợ phải trả của công ty là nợ ngắn hạn, thời điểm cuối năm 2012, nợ ngắn hạn chiếm 55%, nợ dài hạn chỉ chiếm 25%. Đây cũng là một áp lực đối với công ty khi phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vào năm tới.

Về vốn chủ sở hữu: VCSH của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, đến cuối năm 2012, chỉ còn chiếm 20% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty được tài trợ phần lớn bằng nợ phải trả, và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đặc biệt là vốn chủ sở hữu của Công ty lại giảm dần về quy mô, năm 2010 là hơn 136,2 tỷ đồng, năm 2011 giảm xuống còn 123 tỷ đồng và đến năm 2012 tiếp tục giảm xuống mức 113,33 tỷ đồng. Lý do là năm 2012, Công ty bị lỗ gần 10 tỷ đồng.

Tóm lại, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thực sự hợp lý, công ty bị phụ thuộc nhiều vào vốn chiếm dụng từ bên ngoài. Vì vậy thời gian tới công ty cần có các giải pháp thu hồi vốn hiệu quả và thanh toán dần các khoản công nợ ngắn hạn nhằm cải thiện tình hình tài chính và đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w