và giảm dần theo thời gian cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty rất thấp. Cụ thể, năm 2010, tỷ suất sinh lời của vốn là 10,23% tức là một đồng vốn bỏ ra chỉ tạo nên được 0,1023 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, khả năng sinh lời của vốn giảm xuống còn 9,19% và đến năm 2012 tiếp tục giảm xuống mức 5,64%. Năm 2012, nếu xét đến lợi nhuận sau thuế, thì công ty rơi vào tình trạng lãi âm (âm gần 9,9 tỷ đồng). Nhưng nếu xét đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì chỉ tiêu này lại lớn hơn 0 (hơn 32 tỷ đồng). Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay để trang trải cho hoạt động kinh doanh là khá lớn, chi phí lãi vay gần 42 tỷ đồng.
- Về khả năng sinh lợi của doanh thu thuần (ROS): Sự biến động của chỉ tiêu này cũng tương tự sự biến động của chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận của 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là rất thấp, chỉ đem lại 0,035 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2010, 0,004 đồng năm 2011 và -0,02 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2012.
BẢNG 3.12: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ KINH DOANH
STT Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm
2010 2011
2010 2011 2012 ± % ± %
1 Chi phí lãi vay Triệu đồng 27.926 48.312 41.930 14.004 50,1 (6.382) (13,2)
2 LN trước thuế và lãi Triệu đồng 48.605 51.387 32.042 (16.563) (34,1) (19.345) (37,6)
3 LNST Triệu đồng 15.487 2.328 (9.888) (25.375) (163,8) (12.216) (524,7)
4 Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) % 10,23 9,19 5,64 (4,58) (44,83) (3,55) (38,62) 5 Tỷ suất sinh lời doanh thu (ROS) % 3,48 0,40 (1,97) (5,45) (156,58) (2,37) (591,89)
3.4.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Qua bảng 3.13 Bảng đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, ta có thể thấy số vòng quay của tài sản bình quân qua các năm được giữ ổn định ở mức 1 vòng 1 năm. Để đánh giá được chi tiết về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta có thể đi vào phân tích các bộ phận cấu thành tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Nhìn vào bảng 3.13 có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2012 đều bị giảm so với năm 2011 và năm 2010. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty năm 2012 có dấu hiệu giảm xuống. Cụ thể:
- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2010 là 9,12%, tức là nếu năm 2010 cứ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được 0,0912 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2011 chỉ thu được 0,0111 đồng lợi nhuận sau thuế tức là bị giảm 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng với mức giảm 88% so với năm 2010. Đây là sự sụt giảm rất mạnh, thậm chí sang năm 2012, tỷ suất sinh lời tiếp tục giảm xuống mức -4,38%. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn diễn biến theo chiều hướng xấu và nguyên nhân chủ yếu là từ khoản mục hàng tồn kho vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 3,1 vòng, giảm 1,3 vòng so với năm 2011 tương đương với mức giảm 27% và giảm 2,4 vòng so với năm 2010 tương đương với mức giảm 44%.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn năm 2010 là 5,07% tức là cứ 1 đồng tài sản dài hạn bỏ ra sẽ thu được 0,057 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đến năm 2011 giảm xuống còn 0,67% và -2,89% vào năm 2012. Số vòng quay của tài sản dài hạn năm 2012 là 1,5 vòng, giảm 0,2 vòng so với năm 2011 tương tứng với mức giảm 11,84%.
Với kết quả phân tích như vậy, công ty sẽ gặp nhiều bất lợi trong việc thu hút đối tác. Tuy nhiên năm 2012 là năm công ty mở rộng đầu tư vào các công ty liên kết sẽ tạo ra sự phát triển của công ty trong tương lai.
BẢNG 3.13: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
STT Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm
2010 2010
2010 2011 2012 ± % ± %