Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 37 - 40)

Giá vốn hàng bán

Nguồn: [01; Tr. 239]

Tỷ suất sinh lời của =

Lợi nhuận thuần từ HĐKD x 100

(2.43)

Chi phí bán hàng

Nguồn: [01; Tr. 240]

Tỷ suất sinh lời của =

Lợi nhuận thuần từ HĐKD x 100

(2.44)

Chi phí quản lý DN

Nguồn: [01; Tr. 240]

Tỷ suất sinh lời của =

Lợi nhuận trước thuế x 100

(2.45)

Tổng chi phí

Nguồn: [01; Tr. 241] Các chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức lợi nhuận trong các khoản chi phí càng lớn, doanh nghiệp càng tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Ngoài ra, phân tích hiệu quả sự dụng chi phí có thể thông qua việc so sánh tốc độ tăng giảm các chỉ tiêu doanh thu và chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, xác định các nhân tố định tính để thấy rõ sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư thường xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đến lợi ích của mình để từ đó đưa ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác với mục đích thu lợi nhuận tối đa trong các hoạt động kinh doanh. Do vậy khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hệ thống các đòn bẩy trong quyết định tương lai.

2.4.6.1. Thu nhập một cổ phiếu (EPS)

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi một cổ phiếu thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, đó là nhân tố tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Chỉ tiêu này cao là cơ sở chia cổ tức cho các cổ đông cũng cao.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Thu nhập một cổ phiếu =

Lợi nhuận sau thuế

(2.46)

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Nguồn: [01; Tr. 245]

2.4.6.2. Cổ tức của một cổ phiếu phổ thông (DPS)

Chỉ tiêu “Cổ tức của một cổ phiếu phổ thông” cho biết cứ mỗi một cổ phiếu phổ thông thì thu được bao nhiêu đồng cổ tức sau một kỳ kinh doanh, hoặc kỳ vọng chi kỳ tới. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư dài hạn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Cổ tức một cổ phiếu =

Tổng cổ tức của cổ phiếu phổ thông

(2.47)

Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Nguồn: [01; Tr. 245]

2.4.6.3. Chỉ số P/E của cổ phiếu

Chỉ tiêu “Chỉ số P/E của cổ phiếu” cho biết sau một kỳ kinh doanh hoặc kỳ vọng cho kỳ tới các nhà đầu tư muốn có 1 đồng thu nhập thì phải bỏ ra bao

nhiêu đồng để đầu tư. Chỉ tiêu này cao quá cũng không tốt, có thể do thị trường chứng khoán phát triển nóng. Chỉ tiêu này thấp quá càng không tốt, có thể do tình hình tài chính công ty cổ phần yếu kém. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong nền kinh tế thị trường.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ số P/E của cổ phiếu =

Giá thực tế của cổ phiếu

(2.48)

Thu nhập của cổ phiếu

Nguồn: [01; Tr. 245]

Kết luận chương 2:

Chương 2 đã hệ thống hóa lý luận về nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung về phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, và đặc biệt là phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiểu. Từ đó, tác giả áp dụng vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w