BẢNG 3.11: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 68 - 70)

- Phòng Tài chính Kế toán

BẢNG 3.11: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2012 so với cuối năm

2010 2011

2010 2011 2012 ± % ± %

1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 1,33 1,27 1,25 -0,08 -6,1 -0,02 -1,8

2 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 0,67 0,61 0,73 0,07 9,7 0,12 20,1

3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh bình thường (lần) 0,39 0,22 0,33 -0,06 -15,7 0,11 50,2

4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần) 0,12 0,02 0,0013 -0,11 -98,9 -0,02 -93,6

5 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (lần) 3,03 4,14 2,42 -0,61 -20,0 -1,72 -41,5

Qua số liệu trên Bảng 3.11 Bảng phân tích khả năng thanh toán có thể dễ dàng nhận thấy:

-Về khả năng thanh toán chung: Với tổng số tài sản hiện có, công ty bảo đảm trang trải được tổng số nợ phải trả của công ty. Điều này được thể hiện qua trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” trong tất cả các năm nghiên cứu đều lớn hơn 1. Có thể nói rằng tình hình tài chính của công ty luôn được đảm bảo và ổn định.

-Về khả năng thanh toán ngắn hạn: Trị số chỉ tiêu này của công ty qua các năm đều có giá trị nhỏ hơn 1 (0,67 năm 2010, 0,61 năm 2011, 0,73 năm 2012) và có xu hướng tăng vào năm 2012 (0,73 lần). Nguyên nhân của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng vào năm 2012 là do tài sản ngắn hạn cuối năm 2012 tăng hơn 7 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương tăng 3,2% (bảng 3.4) trong khi nợ ngắn hạn năm 2012 lại giảm hơn 51 tỷ đồng tương đương giảm 14% (bảng 3.5).

-Về khả năng thanh toán nhanh bình thường: Hệ số khả năng thanh toán nhanh bình thường cuối năm 2012 của công ty là 0,33 lần tăng 0,11 lần so với cuối năm 2011 tương ứng với mức tăng 50,2%, nhưng lại giảm 0,06 lần so với cuối năm 2010 tương ứng với mức giảm 15,7%. Trị số của chỉ tiêu này qua các năm cũng đều có giá trị nhỏ hơn 1. Như vậy có nghĩa là công ty không đủ khả năng tranh trải toàn bộ nợ ngắn hạn bằng phần còn lại của tải sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ giá trị của hàng tồn kho.

-Về khả năng thanh toán tức thời: Tuy rằng trị số của chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1 qua các năm là không khẳng định được công ty có đảm bảo khả năng thanh toán nhất thời hay không, nhưng với giá trị thu được, có thể cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty là rất thấp. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2010 là 0,12 lần, giảm xuống còn 0,02 lần năm 2011 và năm 2012, khả năng thanh toán tức thời gần như bằng 0 (0,0013 lần)

-Về khả năng thanh toán nợ dài hạn: Trị số của chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1 qua các năm phân tích, phản ánh công ty có thừa khả năng trang trải nợ dài hạn với số tài sản dài hạn hiện có. Sự biến động của chỉ tiêu này có xu hướng tăng trong năm 2011 (đạt 4,14 lần tăng 1,11 lần so với năm 2010) và giảm mạnh vào cuối năm 2012 (đạt 2,42 lần tương ứng giảm 41,5% so với năm 2011 và giảm 20% so với năm 2010), tuy nhiên vẫn giữ được giá trị lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty có thể vừa đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn, vừa đảm bảo cân đối với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

3.4.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.4.5.1. Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh

Về mức độ khả năng sinh lời theo từng mặt của công ty, qua Bảng 3.12 Bảng chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, có thể dễ dàng nhận thấy:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 68 - 70)