0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 33 -37 )

2.4.5.1. Phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh bao gồm:

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) =

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay x 100

(2.29)

Tổng vốn bình quân

Nguồn: [01; Tr. 205] Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả thực chất của 1 đồng vốn sử dụng trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời doanh thu

(ROS) =

Lợi nhuận sau thuế x 100

(2.30)

Nguồn: [01; Tr. 207] Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp, nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

2.4.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất sinh lời của tài =

Lợi nhuận sau thế x 100

(2.31)

Tài sản bình quân

Nguồn: [01; Tr. 208] Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

Số vòng quay của tài sản =

Tổng doanh thu thuần

(2.32)

Tài sản bình quân

Nguồn: [01; Tr. 208] Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các danh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Lợi nhuận sau thế x 100

(2.33)

Tài sản ngắn hạn bình quân

Nguồn: [01; Tr. 216] Tương tự như vậy, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt.

Số vòng quay của =

Tổng doanh thu thuần

(2.34)

Nguồn: [01; Tr. 217] Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động càng nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt.

Số vòng quay của = Giá vốn hàng bán (2.35) Hàng tồn kho bình quân Nguồn: [01; Tr. 220] Chỉ tiêu nào càng cao càng chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng. Đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn được tính tương tự như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và ý nghĩa phân tích các chỉ tiêu này tương tự như đối với tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong tài sản dài hạn, tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng cao do vậy hiệu quả của tài sản dài hạn thường do hiệu quả của tài sản cố định quyết định. Có thể phân tích các chỉ tiêu như:

Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định =

Lợi nhuận sau thế x 100

(2.36)

Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân

Nguồn: [01; Tr. 227] Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản cố định được sử dụng hiệu quả cao, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.

Đối với các tài sản dài hạn khác như tài sản đầu tư tài chính dài hạn hay tài sản bất động sản đầu tư, ta có thể phân tích thông qua tính các chỉ tiêu sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản

đầu tư tài chính dài hạn =

Lợi nhuận của hoạt động ĐTTCDH x 100

(2.37 )

Tài sản bình quân của ĐTTCDH

Nguồn: [01; Tr. 229]

Tỷ suất sinh lời của bất động sản đầu tư =

Lợi nhuận của HĐKD BĐSĐT x 100

(2.38)

Nguồn: [01; Tr. 229] Các chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp vào các loại tài sản này là cao và đúng hướng.

2.4.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích là chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)”

ROE = Lợi nhuận sau thuế (2.39)

Vốn chủ sở hữu bình quân

Nguồn: [01; Tr. 231] Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Do đó cần nghiên cứu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến ROE và rủi ro trong kinh doanh. Có nhiều công thức xác định đòn bảy tài chính dựa theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán, song bản chất của chỉ tiêu này là thể hiện cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Hiệu quả sử dụng =

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

(2.40)

Chi phí lãi vay

Nguồn: [01; Tr. 238]

Tỷ suất sinh lời của =

Lợi nhuận sau thuế x 100

(2.41)

Tiền vay bình quân

Nguồn: [01; Tr. 238] Các chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất

kinh doanh.

2.4.5.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chi ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, thường thông qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất sinh lời của giá =

Lợi nhuận gộp về bán hàng x 100

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN (Trang 33 -37 )

×