III Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
4.1.2. Những điểm yếu
Thứ nhất, Tốc độ tăng trưởng thấp và bị thu hẹp về quy mô
Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn đang trong giai đoạn tăng trưởng giảm. Qua ba năm từ 2010 đến cuối năm 2012, tổng tài sản của công ty giảm 1,2%, giảm gần 7 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy nhiên nếu so với năm 2010 thì tổng tài sản đến cuối năm 2012 lại tăng hơn 17,7 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy, quy mô vốn của Công ty đang bị thu hẹp lại. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 13,7% và lỗ gần 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này kể từ sau các cuộc khủng hoảng năm 2011. Mặc dù ra sức đẩy mạnh kinh doanh, cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, đến hết quý III, Công ty đã chuyển từ lợi nhuận âm trong quý II, thành dương trong quý III, trong khi hàng loạt doanh nghiệp “anh em” nhà Viglacera đều công bố mức lợi nhuận âm. Thị trường bất động sản ngưng trệ kéo dài tác động mạnh đến công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, gây tồn kho lớn, sản xuất bị cắt giảm, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, Quản lý hàng tồn kho kém hiệu quả.
Trong suốt 3 năm 2010 – 2012, vòng quay hàng tồn kho của Công ty liên tục giảm từ 5,4 vòng xuống 4,2 vòng và tiếp tục giảm xuống còn 3,1 vòng năm 2012. Điểm yếu về quản lý hàng tồn kho như vậy sẽ rất rủi ro cho Công ty vì đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì luôn luôn cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho rất lớn để đảm bảo cho việc bán hàng không bị gián đoạn. Tuy nhiên cũng phải đặt vào trong bối cảnh nền kinh tế. Với tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn này thì các sản phẩm bị tồn kho lớn là khó tránh khỏi.
Thứ ba, Hiệu quả hoạt động không cao
8,4% trong khi năm 2010 đạt mức 15,2%. Kết quả này thậm chí thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành cũng ROE âm như Công ty (biểu đồ 3.5). Chính điều này đã làm mất đi sự hấp dẫn với các nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong những năm gần đây, ngoài chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ của Công ty là kém so với các công ty cùng ngành, thì các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất sinh lời của vốn và tỷ suất sinh lời của tài sản liên tục giảm qua các năm, thậm chí hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu đều ở mức âm vào cuối năm 2012. Như vậy công ty đã quá tập trung mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà chưa chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại trong tương lai.
Thứ tư, Quản lý phải thu không hiệu quả
Tốc độ thu tiền từ bán hàng của Công ty năm 2012 bị chậm lại, số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 7 vòng, giảm 4 vòng so với năm 2011. Tốc độ giảm của vòng quay phải thu nhanh hơn tốc độ giảm của vòng quay các khoản phải trả. Vòng quay các khoản phải trả năm 2012 là 4 vòng, giảm 2 vòng so với năm 2011. Đây rõ ràng là một bất lợi đối với công ty vì vòng quay vốn lưu động bị kéo dài. Vốn lưu động luân chuyển chậm tạo nhiều áp lực cho công ty trong việc huy động vốn và gánh chịu chi phí tài chính.
Thứ năm, Khả năng độc lập tài chính thấp
Các chỉ số về mức độ độc lập tài chính của Công ty cho thấy Công ty kém khả năng về độc lập tài chính, Công ty phụ thuộc quá lớn vào các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Hệ số nợ của Công ty cuối năm 2012 lên đến 80%, trong đó chủ yếu là nợ vay từ các tổ chức tín dụng. Đây là một điểm yếu đáng quan tâm về tài chính của Công ty vì vốn tín dụng là nguồn vốn có chi phí cao. Ngoài gánh nặng về chi phí, Công ty còn có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá đối với những khoản vay bằng ngoại tệ. Mặt khác, Công ty còn có thể bị rơi vào tình trạng bị động khi các tổ chức tín dụng thắt chặt chính sách cho vay.