Một số chỉ tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 75 - 81)

- Huy động vốn bình quân: 3015 tỷ, tăng trưởng 14% - Dư nợ tín dụng bình quân: 2110 tỷ, tăng trưởng 30% - Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 2350 tỷ, tăng trưởng 32% - Thu dịch vụ ròng: 32 tỷ, tăng trưởng 45%

- Doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 1,5 tỷ, tăng trưởng 23% - Thu nợ hạch toán ngoại bảng : 11 tỷ

- Chênh lệch thu chi( không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng):10 tỷ - Trích DPRR trong năm : 45 tỷ

- Lợi nhuận trước thuế: 50 tỷ

3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh

3.2.1.1.Tiếp tục hoàn thiện quy trình bảo lãnh

Trước tiên CBTD phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ bảo lãnh theo quy trình chung trong toàn hệ thống, tránh các hiện tượng lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để có các hành vi chiếm đoạt lừa đảo. Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng một quy trình bảo lãnh tối ưu nhất, theo hướng :

- Tăng cường công tác thẩm định khách hàng về mặt pháp lý, tài chính nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng bảo lãnh.

- Đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt thời gian xét duyệt nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, đầy đủ theo quy định.

- Nâng cao chất lượng theo dõi, giám sát và quản lý chặt chẽ khách hàng đuợc bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Chú trọng việc đánh giá, tổng kết, đúc rút ra kinh nghiệm sau khi tất toán một món bảo lãnh từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện cho các món bảo lãnh tiếp theo.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các yêu cầu bảo lãnh

Thẩm định là một khâu rất quan trọng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Nhờ có khâu thẩm định thì CBTD mới biết được dự án đầu tư nào thì khả thì và thực hiện bảo lãnh cho dự án đó, nếu thẩm định không chính xác sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, trong quá trình thẩm định nhu cầu bảo lãnh, ngân hàng cần chú trọng hơn đến các vấn đề sau:

- Tư cách pháp nhân: Chi nhánh cần quan tâm tới tư cách pháp lý của khách hàng để nhằm tránh những bất lợi cho Chi nhánh sau này

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: trước khi quyết định bảo lãnh cho khách hàng thì CBTD cần hiểu biết nhiều thông tin về khách hàng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên các số liệu báo cáo tài chính, công suất sử dụng máy móc, số lượng công nhân viên, lương trả công nhân, giá trị cổ phiếu (nếu có)…việc thu thập thông tin CBTD cần đến trực tiếp để tham quan nhà xưởng, phỏng vấn trực tiếp giám đốc, nhân viên của doanh nghiệp.Phỏng vấn trực tiếp giúp CBTD loại trừ các báo cáo không đúng sự thật…Hoặc mua, tìm kiếm các thông tin qua trung gian (qua các cơ quản quản lý, qua các bạn hàng, chủ nợ khác của người vay, qua các trung tâm thông tin hoặc tư vấn. Đồng thời, để tìm hiểu tính khả thi của một dự án ta cần quan tâm tới yếu tố thị trường. các đối thủ cạnh tranh, chính sách của nhà nước, lợi ích mang lại…

- Khả năng điều hành và quản lý của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy đánh giá năng lực, đạo đức của chủ doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Có thể thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp, qua nhân viên hoặc qua bạn hàng…

- Khả năng tài chính: doanh nghiệp phải có khả năng tài chính lành mạnh, có khả năng trả được nợ. CBTD sẽ xem xét đánh già tình hình công nợ hiện có và tình hình thu chi hàng năm của doanh nghiệp để ra quyết định.

- Định giá tài sản thế chấp: Đây là một vấn đề rất cần chú trọng.

Nhóm khách hàng của Chi nhánh thường là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tài sản thế chấp của họ chủ yếu thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do đó cơ chế thanh lý, phát mại rất phức tạp. Vì vậy, trước khi tiếp nhận tài sản đảm bảo thì CBTD cần nắm rõ các quy định hiện thời của các cơ quan chức năng về tài sản đảm bảo đó để có phưong hướng giải quyết phù hợp.

Vấn đề định giá tài sản cần phải chính xác, vì vậy CBTD cần phải xác định chính xác mức độ hao mòn của tài sản dựa trên phương pháp tính hao mòn của doanh nghiệp đó, đồng thời cần tính hao mòn vô hình bằng cách đánh giá tình hình thị trường về loại tài sản đó, đặc biệt trong tình trạng lạm phát cao như hiện nay thì đây là điều đặc biệt cần chú ý.

3.2.1.3.Chính sách phí bảo lãnh và tài sản đảm bảo

Phí bảo lãnh là giá trị mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi thực hiện món bảo lãnh của mình, nó được tính vào chi phí sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, khi doanh nghiệp xin bảo lãnh, họ rất quan tâm đến mức độ cao thấp của phí bảo lãnh và các dịch vụ đi kèm với bảo lãnh. Để có được mức phí hợp lý đòi hỏi làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Nên lập một biểu phí chi tiết hơn, quy định cụ thể hơn đối với từng loại đối tượng khách hàng, loại hình bảo lãnh, mức độ rủi ro đối với từng loại. Chúng ta nên có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống.

Giá trị tài sản đảm bảo: Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long có thể kết hợp các hình thức để đảm bảo an toàn

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo lãnh để phân tích tình hình doanh nghiệp, biến động của doanh nghiệp và tăng cường thu thập thông tin của các đối tượng có liên quan đến bảo lãnh giúp cho việc ra quyết định bảo lãnh có hiệu quả, an toàn.

Mức ký quỹ

Mức ký quỹ nên được đặt cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì mức ký quỹ là 100% tỏ ra không hợp lý vì nó gây khó khăn cho khách hàng do bị đọng vốn. Chi nhánh nên yêu cầu khách hàng ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định đồng thời kết hợp với linh hoạt với các hình thức đảm bảo khác như đảm bảo bằng số dư tài khỏan tiền gửi hoặc tài sản thế chấp.

3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khách hàng về việc thực hiện hợp đồng với bên nhận bảo lãnh cũng như với ngân hàng

CBTD phải thường xuyên đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các nghiệp vụ đã cam kết trong hợp đồng gốc. Thường xuyên phối hợp với các phòng ban như phòng kế toán để theo dõi số dư tiền gửi tại ngân hàng đồng thời theo dõi tình hình công nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng khác. Nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.1.5.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện các món bảo lãnh

Nhiều trường hợp do các CBTD vừa phải thực hiện cho vay vừa phải thực hiện bảo lãnh, vì thế dễ có nhầm lẫn sai sót hoặc mắc lỗi sau khi thực hiện một món bảo lãnh quên không chuyển thông tin xuống phòng kế toán nên không nhập ngoại bảng, ảnh hưởng tới việc thu phí.Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra đối với quá trình thực hiện bảo lãnh. Sau khi thực hiện xong một món bảo lãnh, yêu cầu tất cả các CBTD buộc phải vào sổ theo dõi.

3.2.1.6. Nâng cao trình độ CBTD và tổ chức bố trí cán bộ hợp lý

Con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của mọi hoạt động. Do đó công tác đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ là hết sức quan trọng và cần thiết.

Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ đủ năng lực và hiểu biết phục vụ yêu cầu công tác kinh doanh. Ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước sau đó đào tạo những cán bộ kế cận, có năng lực và phẩm chất đạo đức. Chi nhánh cần đào tạo nguồn nhân lực theo hướng sau:

- Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo dài hạn trong và ngoài nước. Bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể các cán bộ ngân hàng. Luôn phải coi hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. CBTD ngoài trình độ chuyên môn thì CBTD còn phải có tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng với nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, hướng dẫn khách hàng cẩn thận và các thủ tục khi thực hiện bảo lãnh. Khi khách hàng đến xin bảo lãnh, CBTD phải tạo được lòng tin với khách hàng, để khách hàng coi CBTD như người thân, họ có thể cung cấp thông tin về mình một cách chính xác, trung thực nhất, họ có thể yêu cầu CBTD cho ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo lãnh và Ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến bảo lãnh như chủ đầu tư, vốn thanh toán ...

- Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe những ý kiến từ phía khách hàng về những vướng mắc trong thủ tục bảo lãnh để khách hàng và Ngân hàng cùng đưa ra biện pháp khắc phục. Ngân hàng hiểu được tâm tư nguyện vọng của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai.

- Bên cạnh việc thu thập thông tin phản hồi về sản phẩm đang được Ngân hàng áp dụng để có biện pháp khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm đồng thời cũng giơí thiệu với khách hàng những sản phẩm mới của Ngân hàng để khách hàng làm quen và hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm đó.

Qua hội nghị khách hàng, Ngân hàng thu thập được các thông tin liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng, những bất hợp lý để có kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt nam, NHNN để đưa ra các quy định phù hợp với hiện tại.

- Chi nhánh cần chú trọng tới việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho các CBTD. Bên cạnh đó thì các CBTD phải nắm rõ và thường xuyên cập nhật các thông tin về luật, quy tắc và thông lệ trong trong nghiệp vụ bảo lãnh.

- Khuyến khích các cán bộ có ý thức nâng cao trình độ, các cán bộ học cao hơn. Thường xuyên tổ chức các hội thi, phong trào tìm hiểu về các nghiệp vụ tại đơn vị giúp các cán bộ bổ sung kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, tạo không khi đoàn kết trong ngân hàng.

- Tổ chức sắp xếp lao động phải hợp lý, đảm bảo phù hợp về trình độ, năng lực, tính cách, nguyện vọng, sở thích của mỗi người. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cán bộ tham gia làm việc.

- Ngân hàng nên có một phòng Marketing riêng với các cán bộ chuyên sâu hơn về lĩnh vực này để có các chiến lược toàn diện và tổng thể, sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa.

- Ngân hàng nên có chính sách thu hút và tuyển dụng đối với các cán bộ trẻ năng động và ham học hỏi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 75 - 81)