Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 49 - 62)

bảo lãnh tại Chi nhánh

2.3.1.1. Các quy định chung về bảo lãnh tại chi nhánh

Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã lần lượt ban hành các quyết định về quy định đối với nghiệp vụ bảo lãnh của các NHTMđó là :

- Quyết định số 207/ QĐ – NH7 ngày 01//7/1997 về việc ‘Ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm”,

- Công văn số 895/1998/ CV – NHNN3 ban hành ngày 26/09/1998 về việc ‘ Chấn chỉnh công tác cho vay, bảo lãnh”

- Quyết định 283/2000/QĐ – NHNN14 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về “ Quy chế bảo lãnh ngân hàng” ban hành ngày 25/08/2000.

- Quyết định 386/2001.QĐ – NHNN về việc ban hành và sửa đổi quy chế bảo lãnh ngân hàng.

- Quyết định số 112/2003/QĐ – NHNN ban hành ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế bảo lãnh.

Trên cơ sở các văn bản đó, Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long đã lần lượt ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện như công văn số 2348/ ngân hàng ĐT &PT hướng dẫn quy chế bảo lãnh ngân hàng.

Căn cứ trên cơ sở các văn bản Luật của NHNN và các hướng dẫn, quyết định của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long tuân thủ thực hiện các vấn đề chung có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh như sau:

Đối tượng được bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, bao gồm:

- Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần. công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức đầu tư, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân.

- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.

- Các hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của Bộ luật Dân sự.

- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Hộ kinh doanh cá thể.

Các hình thức bảo lãnh chủ yếu

- Bảo lãnh vay vốn: gồm cả bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài - Bảo lãnh thanh toán.

- Bảo lãnh dự thầu: là loại hinh bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất trong tất cả các loại bảo lãnh.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Bảo lãnh hoàn thanh toán.

Các hình thức phát hành bảo lãnh

Chi nhánh phát hành một trong các loại thư bảo lãnh sau:

- Thư bảo lãnh: loại này áp dụng đối với các loại bảo lãnh trong xây dựng, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn.

- Thư tín dụng chứng từ: áp dụng trong bảo lãnh thanh toán

- Ký bảo lãnh trên hối phiếu hoặc giấy nhận nợ: Loại này được sử dụng trong bảo lãnh vay vốn.

Điều kiện bảo lãnh

Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long xem xét và quyết định bảo lãnh cho các khách hàng thuộc đối tượng được bảo lãnh có đủ các điều kiện sau:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sư, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh. - Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo hướng dẫn.

- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh.

- Đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo lãnh các điều kiện theo quy định của pháp luật về thương phiếu.

- Trong trường hợp vay vốn nước ngòai, khách hàng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

- Khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư, kinh doanh hoặc được tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

- Trường hợp khách hàng đề nghị bảo lãnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của một pháp nhân, ngoài các điều kiện trên, đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền của pháp nhân cho phép đơn vị phụ thuộc đại diện cho pháp nhân tham gia vào quan hệ bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Đối với trường hợp khách hàng của ngân hàng bảo lãnh là cácTCTD, thì khách hàng phải là các TCTD có uy tín và năng lực tài chính để bồi hoàn cho ngân hàng bảo lãnh khi ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Riêng trường hợp TCTD nước ngoài phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh thụ hưởng thì các TCTD nước ngoài phải có quan hệ đại lý, thanh toán với ngân hàng bảo lãnh.

Phạm vi bảo lãnh

Nghĩa vụ được Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoàn chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển.

Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.

Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật.

Ngân hàng chỉ phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi, mức phán quyết đã được tổng Giám Đốc ngân hàng ĐT&PT Việt Nam uỷ quyền. Trường hợp khách hàng có nhu cầu bảo lãnh ngoài phạm vi và mức phán quyết, chi nhánh có tờ trình báo cáo về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để xem xét giải quyết.

Tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng ĐT&PT Thăng Long cho một khách hàng không được vượt quá 15%, vốn tự có của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Trường hợp một khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của mình thì ngân hàng cùng với các TCTD khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định.

Thời hạn bảo lãnh

Thời hạn của bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh trừ trường hợp có các cam kết khác.

Đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của một TCTD khác thì thời hạn của bảo lãnh đối ứng phải kéo dài hơn thời hạn của bảo lãnh do ngân hàng phát hành tối thiểu là 15 ngày (thời gian cần thiết để ngân hàng đòi lại tiền của TCTD phát hành bảo lãnh đối ứng sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh)

Việc gia hạn bảo lãnh phải được bên nhận bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản.

Phí bảo lãnh

Khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải nộp phí gọi là phí bảo lãnh. Công thức tính phí bảo lãnh như sau (phí thu theo từng món bảo lãnh):

Số tiền được bảo lãnh x Số ngày bảo lãnh x Tỷ lệ phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh =

360

Căn cứ mức tín nhiệm và chính sách và chính sách khách hàng, Giám đốc chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi mức phí bảo lãnh do NHNN Việt Nam quy định (tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang đuợc bảo lãnh của khoản bảo lãnh). Mức phí bảo lãnh tối thiểu sẽ do Giám đốc ngân hàng quyết định căn cứ vào mặt bằng phí bảo lãnh trên địa bàn, quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và đảm bảo bù đắp đủ chi phí nghiệp vụ. Hiện nay, tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long mức phí bảo lãnh được quy định là 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh của khoản bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh tối thiểu là 50.000đồng đối với bảo lãnh dự thầu và 200.000 đồng đối với các loại bảo lãnh khác. Trong trường hợp, khách hàng ký quỹ 100% thì mức phí sẽ là 0,7%/năm. Đối với bảo lãnh dự thầu, mức phí tối thiều là 50.000 đồng và 100.000 đồng đối với các loại bảo lãnh khác.

Tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long, mức phí bảo lãnh trên chưa tính thuế giá trị gia tăng. Kỳ hạn tính phí bảo lãnh và phương thức thu phí cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh.

Biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh

Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm

cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định.

Căn cứ vào tài sản đem cầm cố, thế cháp, ngân hàng chỉ xác nhận bảo lãnh cho khách hàng tối đa 70% giá trị tái sản thế chấp. Riêng đối với các tài sản cầm cố là giấy tờ có giá, các vật quý bằng vàng, đá quý…thì ngân hàng sẽ bảo lãnh tối đa có thể bằng 80%giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng phải bảo quản giữ gìn tái sản thế chấp, cầm cố nếu xảy ra mất mát, hư hỏng, ngân hàng bảo lãnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

2.3.1.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long

Quy trình bảo lãnh theo món và các loại bảo lãnh khác:

Bước 1. Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ:

1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh:

CBTD hướng dẫn khách hành lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh bao gồm: Hồ sơ áp dụng đối với tất cả các loại bảo lãnh và hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh.

a) Hồ sơ áp dụng chung cho tất cả các loại bảo lãnh:

- Giấy đề nghị bảo lãnh.

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính. - Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh.

b) Hồ sơ áp dụng riêng cho bảo lãnh trong xây dựng cơ bản.

Đối với bảo lãnh trong xây dựng cơ bản, ngoài hồ sơ bảo lãnh áp dụng chung cho tất cả các loại bảo lãnh, tuỳ từng loại bảo lãnh khách hàng phải gửi tới ngân hàng thêm những hồ sơ sau:

b.1. Đối với bảo lãnh dự thầu - Tài liệu mời thầu.

- Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.

b.2. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Thông báo trúng thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.

- Hợp đồng thi công công trình.

- Các quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng. b.3. Đối với bảo lãnh hoàn thanh toán:

- Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn, xác định rõ các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên...

b.4. Đối với bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

- Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm và nghĩa vụ của các bên

- Biên bản nghiệm thu công trình

2. Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD kiểm tra kiểm soát các tài liệu của hồ sơ về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ, nếu thiếu yêu cầu bổ sung, nếu đủ thì thực hiện bước 2.

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

1). Chuyển hồ sơ: sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CBTD thực hiện bảo lãnh lập đanh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng có liên quan (phòng thẩm định, phòng nguồn vốn, phòng thanh toán quốc tế…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh.

2).Thẩm định hồ sơ: trong quá trình thẩm dịnh, cán bộ thực hiện bảo lãnh phải thẩm định rõ các nội dung sau:

+ Thẩm định về tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. + Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.

+ Thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Thẩm định về tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án.

+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn: thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh.

- Lập tờ trình và trình trưởng phòng tín dụng

Sau khi thẩm định các nội dung trên, có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối bảo lãnh với lý do cụ thể, sau đó trình Trưởng phòng.

Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại hồ sơ bảo lãnh, bổ sung thêm thông tin cần thiết, có ý kiến hoặc thống nhất hoặc độc lập với CBTD.

3) Ra quyết định bảo lãnh

- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu). - Thực hiện các biện pháp đảm bảo.

- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

1) Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu) 2) Thực hiện các biện pháp đảm bảo

Sau khi có quyết định phê duyệt chấp thuận bảo lãnh của lãnh đạo, CBTD yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo đã cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3 ...

3) Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh

Sau khi nhận lại hồ sơ cuả lãnh đạo, CBTD tiến hành lập hợp đồng bảo lãnh và cam kết bảo lãnh thông qua trưởng phòng để trình lãnh đạo ký phát hành thư bảo lãnh và gửi khách hàng.

Việc xem xét quyết định bảo lãnh tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày chi nhánh nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng.

Bước 4. Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh

1) Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 2) Hạch toán số dư bảo lãnh

- CBTD cung cấp các chứng từ chứng minh việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh (Hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh ...) cho kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh gồm hợp đồng bảo lãnh (bản chính), thư bảo lãnh (bản photo).

3) Thu phí bảo lãnh.

- CBTD phối hợp với phòng kế toán để thực hiện (theo dõi), thu phí bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.

- Phòng kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng tại chi nhánh để thu nếu đến hạn khách hành không tự động trả và không được gia hạn. Trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng khác, Chi nhánh lập uỷ nhiệm thu gửi đến ngân hàng đó để thu phí bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết.

4) Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh

CBTD thường xuyên bám sát để đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư

5) Xử lý khi phải trả nợ thay

Trường hợp đã tìm mọi biện pháp đôn đốc nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh, CBTD báo cáo trưởng phòng và lãnh đạo Chi nhánh để thực hiện việc kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân và xử lý theo một trong các hướng, có thể cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 49 - 62)