Cơ cấu về phí vẫn chưa hoàn thiện
Căn cứ vào quyết định 488/2000/QĐ- NHNN2 ngày 20/10/2000 và quyết định số 449/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20/10/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh cũng giống như hoạt động cho vay luôn chứa đựng trong nó nhiều rủi ro. Do đó mức phí vẫn không đủ bù đắp cho cho ngân hàng bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro, đặc biệt là đối với bảo lãnh mở L/C, bảo lãnh ứng tiền trước. Vì vậy, đây được coi là một bất lợi đối với ngân hàng.
Cơ cấu bảo lãnh chưa cân đối
Dựa vào số liệu thực tế trong các năm qua mà ta đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng có sự mất cân đối không chỉ giữa các loại bảo lãnh mà còn giữa DNNQD và DNNN. Trong cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng có sự mất cân đối rất lớn. Mà ngày nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ đã xuất hiện rất nhiều DNNQD làm ăn rất hiệu quả, số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng, họ có mối quan hệ rất tốt với các đối tác cả trong và ngoài nước nên đây cũng là những khách hàng mà ngân hàng nên chú ý.
Trong cơ cấu bảo lãnh theo loại hình thì bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh gia hạn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là hai loại hình bảo lãnh này mang lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng, do để bảo lãnh thì ngân hàng cần phải nắm được nhiều thông tin của khách hàng, mà nền kinh tế thị trường thì còn tồn tại nhiều doanh nghiệp lừa đảo hoặc làm ăn còn thất bát. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa, chu chuyển vốn và giao lưu thương mại quốc tế hiện nay ngày càng gia tăng với mức độ khổng lồ, mua bán chịu trong giao dịch thương mại ngày càng trở nên phổ biến và đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc mua bán giao dịch. Vì vậy, các bên tham gia trong hợp đồng cần có sự bảo đảm chắc chắn, cần có uy tín nhất định trong giao dịch thương mại. vì thế, nghiệp vụ bảo lãnh là rất cần thiết đồng thời ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lớn từ các doanh nghiệp này. Vì thế, hai loại bảo lãnh này tiềm ẩn số lượng khách hàng rất lớn cần được khai thác.
Chính sách khách hàng.
Mặc dù chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long có tư vấn cho khách hàng trong việc thoả thuận các điều khoản cũng như loại hình bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Tuy nhiên trong nghiệp vụ bảo lãnh chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thăng Long chưa có nhiều ưu đãi về tỷ lệ thu phí bảo lãnh đối với các đối tượng khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm, hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bằng ký quỹ chi nhánh chưa đưa ra một biểu phí ưu đãi cụ thể. Chi nhánh còn bị thụ động trong việc cung cấp các dịch vụ bảo lãnh, chưa tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu bảo lãnh của khách hàng và hầu như chỉ chờ khách hàng đến đề nghị bảo lãnh.
Thời gian thực hiện bảo lãnh
Thực hiện một món bảo lãnh cho khách hàng phải tuân thủ nghiêm nghiêm ngặt về quy trình cũng như về thời gian. Tuy vậy, có trường hợp để
thực hiện một món bảo lãnh đã mất thời gian dài dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Nguyên nhân có thê do một số món bảo lãnh có số tiền lớn vì thế, nên CBTD phải trình Ngân hàng ĐT&PT Trung ương và đã gây chậm trễ cho khách hàng. Bên cạnh đó việc thảo thư phát hành bảo lãnh còn gặp khó khăn do CBTD phải chỉnh sửa lại mẫu thư sao cho phù hợp với từng hợp đồng đã làm kéo dài thời gian thực hiện một món bảo lãnh.