Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạtđộng bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 33 - 34)

1.6.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

Để đánh giá chất lượng một nghiệp vụ bảo lãnh thì ta phải đánh giá cả quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đó, nó bao gồm những tiêu chí sau:

- Ngân hàng phải đảm bảo mọi bước thực hiện đều đúng quy định của pháp luật.

- Ngân hàng phải đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất thông qua việc hồ sơ đơn giản, nhanh gọn.

- Cán bộ, nhân viên ngân hàng phải có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, hạn chế tối đa sự phàn nàn của khách hàng.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đó là : hạn mức bảo lãnh cấp cho khách hàng, tỷ lệ ký quỹ hay tài sản đảm bảo yêu cầu đối với từng khách hàng, luôn đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện trả nợ thay khi xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

- Ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo rằng khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thu lại được tiền từ người được bảo lãnh một cách nhanh chóng nhất.

1.6.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Tổng phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu dịch vụ ngân hàng. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng phát triển, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh là đáng kể.

- Số lượng món bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ trên tổng số lượng món bảo lãnh đã thực hiện. Nếu số lượng món bảo lãnh phải thực hiện thanh toán thay cho khách hàng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng chất lượng không cao và ngược lại.

- Tổng số tiền ngân hàng phải trả thay trên tổng doanh số bảo lãnh. Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đó không được tốt. Ngân hàng cần xem xét lại quá trình thẩm định, nghiên cứu khách hàng trước khi ra quyết định bảo lãnh.

- Số món bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh không hoàn trả được. Đây được coi như là khoản nợ khó đòi. Nếu ngân hàng có quá nhiều món bảo lãnh không thu hồi được tiền trả thì sẽ gây hậu quả xấu cho ngân hàng, nếu quá lớn dẫn đến sụp đổ ngân hàng.

1.7.NHỮNG RỦI RO TRONG MỘT NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thăng Long (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w