Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 67 - 71)

7. Bố cục của đề tài

2.3.2 Nhân tố bên ngoài

2.3.2.1 Khách hàng vay:

- Khách hàng có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ.

Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng, một số Khách hàng đã bị phá sản, giải thể.

- Năng lực tài chính yếu: nhiều Khách hàng hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu

dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh kém. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh bất ổn, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì các khách hàng sẽ gặp khó khăn về khả năng trả nợ.

- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Khi đề nghị vay vốn tại VPBank, Khách hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định, theo đó, Khách hàng phải trình bày rõ ràng về phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay như thế nào,.... Căn cứ vào tính hiệu quả của phương án, nguồn tiền trả nợ,… VPBank xem xét và cấp tín dụng cho Khách hàng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng nguồn vốn vay để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như phương án ban đầu, Khách hàng lại sử dụng tiền vay vào mục đích khác như mua đất, chi tiêu vào mục đích cá nhân của Giám đốc,…Khi khoản vay đến hạn, Khách hàng không trả được nợ gốc và lãi vay. Một số khách hàng vay vốn ở nhiều TCTD khác nhau, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến việc kiểm soát dòng tiền gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng vốn vay

58

ngắn hạn để trả nợ cho khoản vay dài hạn cũng gây ra hậu quả khó lường khi khoản vay đáo hạn. Ngoài ra, khoản vay dài hơn một chu kỳ kinh doanh, đặc biệt là vay bổ sung vốn lưu động, khi đó, Khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào mục đích khác mà VPBank không kiểm soát được.

- Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác:Việc ra các quyết định kinh

tế về căn bản phải dựa trên những thông tin có độ tin cậy thì các quyết định mới đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả tích cực. Đối với hoạt động tín dụng thì càng đòi hỏi thông tin phải có độ tin cậy cao khi đó các phán quyết mới chính xác và mới đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Với VPBank, phần lớn là Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, không ít Khách hàng có báo cáo tài chính không chuẩn xác, lại không qua kiểm toán. Ngay cả đối với các Khách hàng Doanh nghiệp lớn thì chất lượng kiểm toán chưa cao cũng gây nhiều khó khăn cho VPBank. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi VPBank đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, có trường hợp Khách hàng có quan hệ “mật thiết” với cấp lãnh đạo thì nguồn lực phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên.

- Trong hoạt động kinh doanh, khách hàng được ví như là “thượng đế”, là người trả lương và đảm bảo cho bộ máy hoạt động trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Với VPBank, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, được sự tin tưởng của khách hàng nên đã thu hút một lượng khách hàng rất lớn, đảm bảo phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn năm 2010 – 2014. Tuy nhiên, thực tế tại VPBank, vẫn còn tồn tại những khách hàng, vì nhiều lý do khác nhau đã không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và gây ra trình trạng nợ xấu. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VPBank trong những năm qua. Yếu tố khách hàng vừa là thách thức cho hoạt động tín dụng của VPBank, vì chưa có một giải pháp cụ thể nào để có thể dự đoán, ngăn ngừa và đề phòng rủi ro đạo đức gây ra từ phía khách hàng vay vốn; đồng thời, vừa là cơ hội cho VPBank phân tích kỹ lưỡng yếu tố, động cơ gây ra rủi ro từ

59

phía khách hàng, trên cơ sở đó, VPBank có thể đưa ra những chính sách, quy định cụ thể và chặt chẽ hơn để thu hút lượng lớn khách hàng trong giai đoạn cạnh trạnh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau, với rủi ro tín dụng xảy ra là thấp nhất.

2.3.2.2 Môi trƣờng pháp lý

Những năm qua NHNN đã rất chú ý xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, nhưng nhìn tổng thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Chẳng hạn, một số điều luật đã có nhưng chưa được triển khai (về xiết nợ, về phát mại tài sản, thế chấp, cầm cố, các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất đai). Mặt khác, hiệu lực thực thi các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa cao, điều này đã và đang tiếp tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với VPBank. Bên cạnh đó, chủ trương, chính sách của Nhà nước còn thiếu tính ổn định làm cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng phải đối mặt với rủi ro chính sách, nhất là các chính sách về tỷ giá, lãi suất, vàng,… Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào trong nền kinh tế đều cần có sự điều tiết của Nhà nước thông qua các công cụ chính sách pháp luật và khi tình hình kinh tế có sự thay đổi thì cơ chế chính sách tất yếu cũng thay đổi cho phù hợp, bảo đảm sự điều tiết có hiệu quả của Nhà nước đối với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, thay đổi này phải đi theo lộ trình phù hợp và có thể dự tính được. Nếu không đáp ứng được hai yêu cầu này thì các hoạt động kinh doanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với hoạt động Tài chính-Ngân hàng vốn có sự nhạy cảm rất cao với các cơ chế chính sách.

Năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Có thể thấy, rủi ro do môi trường pháp lý thật sự là thách thức lớn cho công tác QTRRTD không chỉ riêng VPBank, mà cho cả hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam. Theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng TMCP đến năm 2017 của NHNN, thì chỉ còn hai mươi ngân hàng TMCP. Để chuẩn bị cho việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương

60

mại, NHNN chắc chắn phải xây dựng và hoàn thiện khung hệ thống pháp lý chặt chẽ, có tầm nhìn dài hạn và phù hợp với xu thế hội nhập. Nếu những vấn đề nêu trên được cụ thể hóa thì chắc rằng, với chiến lược kinh doanh và tầm nhìn dài hạn từ ban lãnh đạo VPBank, những rủi ro từ môi trường pháp lý là cơ sở nền tảng giúp cho VPBank xây dựng năng lực QTRRTD ngày càng tốt hơn.

2.3.2.3 Môi trƣờng kinh tế

Kể từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu cao và ngày càng lớn gần đây phản ánh mô hình tăng trưởng không hợp lý và kém hiệu quả. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng nợ xấu bình quân 51%. Đặc biệt, là từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút…làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%.

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QTRRTD. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 - 2014 của VPBank, thấy rằng, kinh tế phát triển chưa ổn định phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, dẫn đến nợ xấu gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, dưới ba phần trăm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội, là động lực để ban lãnh đạo VPBank từng bước tiến hành xây dựng chính sách khách hàng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, phù hợp với định hướng phát kinh doanh của VPBank, theo lộ trình đến năm 2017 trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

61

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)