Tình hình thực hiện các nội dung QTRRTD

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 53)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung QTRRTD

2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng

Tại VPBank, việc nhận dạng rủi ro khách hàng chủ yếu thông qua phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính, đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng, từ đó đưa ra cơ sở hợp lý cho việc dự đoán trong tương lai. Tình hình tài chính khách hàng chủ yếu thông qua các nhóm chỉ tiêu như: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay,…); nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động (Hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay các khoản phải trả, hệ số vòng quay các khoản phải thu,..); nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính (tổng nợ/tổng tài sản, tổng nợ/vốn chủ sở hữu,…); nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi (ROS, ROA, ROE).

Việc nhận dạng rủi ro tín dụng bằng phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại VPBank được thực hiện như sau: số liệu báo cáo tài chính của Khách hàng vay vốn bao gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được CBTD phụ trách hồ sơ nhập vào bảng Phân tích tài chính được thiết kế sẵn. Số liệu được nhập đầy đủ theo yêu cầu sẽ cho kết quả các chỉ tiêu phân tích tài chính. Đây là cơ sở để CBTD phân tích, đánh giá, nhận định và đưa ra kết luận; đồng thời, CBTD sẽ lập tờ trình tín dụng trình cấp có thẩm quyền nếu các chỉ tiêu tài chính được đánh giá là an toàn và rủi ro tín dụng thấp.

Việc sử dụng phân tích báo cáo tài chính để nhận dạng rủi ro tín dụng giúp VPBank tăng trưởng tín dụng rất tốt trong giai đoạn 2010 – 2014 và cả những năm trước

39

đây. Tuy nhiên, vì phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện kể cả những CBTD chưa có kinh nghiệm trong phân tích tài chính cũng có thể thực hiện được. Một số CBTD còn yếu về trình độ, năng lực, kỹ năng phân tích tài chính. Bên cạnh, số liệu báo cáo tài chính Khách hàng cung cấp không đúng thực tế hoạt động kinh doanh, hoặc bị sai lệch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả phân tích không đủ độ tin cậy và chắc chắn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ lụy của việc này đến nay vẫn còn chưa giải quyết, như trường hợp Công ty CP Kim Long,…

2.2.2.2 Đo lƣờng rủi ro tín dụng

Tại VPBank, việc đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng được thực hiện theo Quy định Số 113/2013/QĐi-HĐQT ngày 05/2/2013 của HĐQT về Quy định Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng nội bộ sẽ là một công cụ sàng lọc, phân biệt khách hàng tạo cơ sở để hỗ trợ quyết định phê duyệt tín dụng cho từng khách hàng; là công cụ hỗ trợ việc đánh giá rủi ro định kỳ đối với khách hàng đang có quan hệ với VPBank, để xây dựng chính sách quản lý khách hàng phù hợp; giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình phê duyệt tín dụng, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc xác định yếu tố rủi ro liên quan; làm căn cứ xây dựng các chính sách phù hợp từng sản phẩm, đối tượng khách hàng cụ thể; sử dụng để đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng sử dụng các sản phẩm tại VPBank; Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy

định của NHNN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank, bao gồm:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng cá nhân;

- Hệ thống xếp hạng tín dụng Hộ kinh doanh;

- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng doanh nghiệp;

- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng định chế tài chính.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng như:

- Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

40

khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

- Uy tín của khách hàng với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây.

- Hạng tín dụng của khách hàng được xác định dựa trên điểm số khách hàng đạt được. Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng gồm tối thiểu 07 khoảng với năng lực tín dụng tương ứng như bảng sau:

STT Hạng của khách hàng Năng lực tín dụng 1 A+ Năng lực tín dụng rất tốt 2 A Năng lực tín dụng tốt 3 B+ Năng lực tín dụng khá 4 B Năng lực tín dụng trung bình khá 5 C+ Năng lực tín dụng trung bình

6 C Năng lực tín dụng dưới trung bình

7 D Năng lực tín dụng kém

Có thể nhận thấy, VPBank xây dựng hệ thống đo lường RRTD riêng biệt, được mô phỏng theo mô hình xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Moody’s, Standard & Poor.

Tại VPBank, việc xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng được thực hiện trên Phần mềm Exel được thiết kế sẳn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. CBTD sẽ là đầu mối thực hiện công tác nhập số liệu từ báo cáo tài chính do Khách hàng cung cấp và sẽ có kết quả điểm theo chỉ tiêu tài chính. Để có kết quả XHTD cuối cùng, CBTD phải tiến hành chấm điểm tín dụng theo chỉ tiêu phi tài chính. Những chỉ tiêu này cũng được thiết kế trên phần mềm Excel và đã được thiết lập sẳn các tiêu chí và sẽ cho kết quả kết quả khi thông tin được nhập đầy đủ. Phiếu xếp hạng tín dụng là kết quả cuối cùng dựa trên điểm số của 2 chỉ tiêu: tài chính (60%) và phi tài chính (40%). Qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VPBank đã lựa chọn được những Khách hàng có tình hình kinh doanh ổn định, khả năng tài chính lành mạnh và loại bỏ được phần lớn những Khách hàng không tốt, yếu kém. Tuy nhiên, phần lớn Khách hàng vay vốn của VPBank chủ yếu là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, thậm chí có BCTC không có lưu chuyển tiền tệ, trong khi phần lớn các báo cáo tài

41

chính này lại không được kiểm toán. Khi doanh nghiệp bị thua lỗ, nhưng BCTC doanh nghiệp gửi đến VPBank với kết quả lãi, và doanh nghiệp đã dùng kỹ thuật kế toán để treo khoản lỗ này như một khoản hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng tín dụng cho vay, CBTD sử dụng những con số trên BCTC, trong đó có con số này và hiển nhiên là tài sản của doanh nghiệp và kỳ vọng rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ bán số hàng này thu tiền về và trả cho VPBank. Nhưng không ngờ số hàng tồn kho trên chỉ tồn tại là con số trên BCTC, chứ sự thật đời thường không có lô hàng này, hậu quả là Doanh nghiệp không có hàng để bán và đương nhiên không có tiền trả cho VPBank.

2.2.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

VPBank thực hiện các kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện trong các văn bản thực thi chính sách tín dụng như Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản bảo đảm; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống cảnh báo sớm phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.

Né tránh rủi ro: Kỹ thuật này được sử dụng thông qua chính sách khách hàng của VPBank. Mục tiêu là nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh RRTD bằng cách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng, với các mức xếp hạng tín dụng khác nhau khách hàng sẽ được áp dụng chính sách cho vay với mức lãi suất và tài sản bảo đảm khác nhau.

Ngăn ngừa rủi ro: Kỹ thuật này được VPBank áp dụng thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, khoa học, đảm bảo sự tách bạch giữa các bộ phận, phòng ban và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy tính độc lập, tự chủ trong phê duyệt tín dụng.

VPBank quy định theo dõi tín dụng, đảm bảo sau khi phê duyệt khoản cấp tín dụng, VPBank theo dõi và kiểm soát tình hình tuân thủ của khách hàng đối với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Việc kiểm tra này được tiến hành theo định kỳ, đối với khoản vay ngắn hạn thì việc kiểm tra được tiến hành hàng tháng; đối với khoản vay trung dài hạn, việc kiểm tra được thực hiện ba tháng một lần.

42

VPBank còn sử dụng các chỉ số tài chính để kiểm soát RRTD như tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng (Bao gồm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và môi trường kinh doanh); tình hình trả nợ (Bao gồm nợ gốc và lãi vay); tình hình tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng quy định những hoạt động khách hàng được phép, hoặc không được phép tiến hành như mức độ đòn bảy tài chính, tỷ lệ LTV, tỷ lệ dòng tiền tối thiểu, hệ số vòng quay hàng tồn kho,…; đánh giá lại tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ sáu tháng một lần,…Đồng thời, VPBank còn xây dựng hệ thống nhắc nợ để kiểm soát RRTD, hệ thống này được xây dựng cho tất cả các khoản vay, đảm bảo rằng khách hàng được thông báo về khoản nợ trước khi đến hạn; tùy vào tính chất từng khoản vay, từng đối tượng khách hàng, thời hạn đến hạn hoặc quá hạn các hình thức nhắc nợ bao gồm SMS, Gọi điện, Gửi thư nhắc hoặc làm việc trực tiếp. Bên cạnh đó, VPBank xây dựng và sử dụng hệ thống cảnh báo sớm nhằm đưa ra công cụ hỗ trợ trong việc phát hiện, kiểm soát, cảnh báo nợ rủi ro; đánh giá khách hàng sau cho vay, cảnh báo sớm đối với trường hợp có dấu hiệu rủi ro để đưa ra biện pháp sử lý kịp thời nhằm giảm tỷ lệ chuyển nợ xấu; nâng cao chất lượng kiểm soát nợ quá hạn và hiệu quả của việc đánh giá khách hàng phát sinh nợ rủi ro tại VPBank thông qua việc đánh giá định kỳ và quản lý danh mục khách hàng sau cho vay.

Có thể nói, thông qua một loạt các văn bản, chính sách, VPBank đã thể hiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng khá chặt chẽ, khoa học và sát với thực tiễn hiện nay, cũng như phù hợp với chiến lược kinh doanh của VPBank. Điều này giúp VPBank hạn chế rất nhiều rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

2.2.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Căn cứ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng Dự phòng để xứ lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VPBank Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng Dự phòng để sử lý rủi ro tín dụng tại VPBank, ban hành kèm theo Quy định số 155/2013/QĐi-HĐQT ngày 21/02/2013 của Hội đồng Quản trị.

43

Qua cơ sở lý luận ở Chương 1 có thể nhận thấy, công cụ tài trợ rủi ro tín dụng tại VPBank chủ yếu vẫn là sử dụng quỹ dự phòng được trích lập hàng năm. VPBank chưa áp dụng các công cụ tài trợ rủi ro tín dụng hiện đại như chứng khoán hóa, chứng khoán phái sinh. Xuất phát từ thực tế thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa phát triển đầy đủ, việc nghiên cứu áp dụng các công cụ tài trợ rủi ro tín dụng hiện đại vẫn còn chưa phổ biến, đây cũng là tình trạng chung của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 48 - 53)