7. Bố cục của đề tài
2.1.2 Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
2014
Tăng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng;
Là 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam được lựa chọn thực hiện phương
pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II vào năm 2015;
Được Moody’s nâng mức triển vọng từ ” Ổn định” lên “ Tích cực”;
Được công nhận là Thương hiệu Quốc gia lần 2.
2013
Tăng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng;
Được Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm ở mức B3 và triển vọng ổn định;
Ra mắt các sản phẩm thẻ VPBank Lady, VPBiz Card, VPBank SmartCash
Visa;
Thành lập hệ thống khách hàng ưu tiên;
Dự án S & D cất cánh và chuyển đổi mô hình bán hàng, dịch vụ.
2012
Công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017;
Xây dựng và triển khai chiến lược thu hồi nợ với sự tư vấn của công ty MicKinsey;
Nhân rộng mô hình phê duyệt Tín dụng tập trung thông qua các Trung tâm Xử
lý tín dụng (CPC);
Xây dựng Chiến lược Công nghệ Thông tin (IT Master Plan) giai đoạn 2013-
2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC).
2011
Tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng;
Áp dụng cơ cấu tổ chức mới;
Thay đổi diện mạo các điểm giao dịch với định hướng thiết kế và dịch vụ “ Tất
33
Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai;
Khai trương chi nhánh Gia Lai và nâng số điểm giao dịch lên 199 điểm.
2010
Chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và đưa
vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới;
Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng;
Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện Eurowindow Holding;
2009:
VPBank ký thỏa thuận hợp tác với Prudential Việt Nam. Theo thỏa thuận này,
VPBank trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng tới người tiêu dung;
Ra mắt chương trình ưu đãi Golf dành cho chủ thẻ VPBank Mastercard
Platinum trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với OAAG (Singapore);
Triển khai dịch vụ Internet Banking.
2008: VPBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng và đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC lên 15%.
2007: Giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard - thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
2006:
Chuyển trụ sở về số 8, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của
VPBank;
Ký hợp đồng mua hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking - T24) của Temenos
(Thụy Sĩ);
Thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản (VPBank
AMC) và Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS).
34 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ỦY BAN ĐIỀU HÀNH KHỐI KIỂM TOÁN NỘI BỘ ỦY BAN NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ỦY BAN QLRR VĂN PHÒNG HĐQT ỦY BAN TÍN DỤNG & THU HỒI NỢ TÀI CHÍNH CTY TÀI CHÍNH TNHH MTV VPBANK CTY TNHH QLTS VPBANK CTY TNHH CHỨNG KHOÁN VPBANK ỦY BAN QTRRHĐ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ ALCO VĂN PHÒNG TGĐ TỔNG GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC & QLDA TÍN DỤNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ & DA
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH & NH GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH KH DN VỪA & NHỎ KHÁCH HÀNG DN KHÁCH HÀNG DN LỚN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VẬN HÀNH CNTT PHÂN TÍCH KINH DOANH TRUYỀN THÔNG & TIẾP THỊ PHÁP CHẾ & KS TUÂN THỦ ĐƠN VỊ THAM MƢU ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐƠN VỊ HỖ TRỢ VẬN HÀNH
35
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2014)
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2010 – 2014
Mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong giai đoạn 2010 - 2014 vẫn gặp phải các vấn đề khó khăn, nhưng VPBank vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng vượt bậc ở cả quy mô tài sản, chuyển dịch mạnh trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn; tăng trưởng mạnh các chỉ số sinh lời và lợi nhuận, qua đó trở thành một trong những ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan trong năm 2014.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính nổi bật của VPBank giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu hoạt động Đơn vị
tính 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản Tỷ đồng 59.807 82.818 102.673 121.264 163.241
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 5.204 5.996 6.709 7.727 8.980
Huy động từ khách hàng Tỷ đồng 23.970 29.412 59.514 83.844 108.354
Cho vay khách hàng Tỷ đồng 25.324 29.184 36.903 52.474 78.379
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 663 1.064 949 1.355 1.609
ROA % 1,15 1,12 0,77 0,91 0,88
ROE % 22,65 14 11 14 15
Hệ số anh toàn CAR % 14,29 11,94 12,51 12,5 11,4
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014 tại VPBank)
Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu tài chính nổi bật của VPBank giai đoạn 2010 - 2014
59,807 82,818 102,673 121,264 163,241 5,204 5,996 6,709 7,727 8,980 23,970 29,412 59,514 83,844 108,354 25,324 29,184 36,903 52,474 78,379 663 1,064 949 1,355 1,609 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Huy động từ khách hàng
36
Tổng tài sản liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Kết thúc năm tài chính 31/12/2014, tổng tài sản của VPBank đạt 163.241 tỷ đồng, tăng 41.977 tỷ đồng (tương đương 34,62%) so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 5,3% so với kế hoạch (155.000 tỷ đồng) đặt ra từ đầu năm. Vốn chủ sở hữu của VPBank đến cuối năm 2014 đã đạt 8.980 tỷ đồng, tăng 1.253 tỷ đồng so với năm 2013.
Cho vay khách hàng năm 2014 đạt 78.379 tỷ đồng, tăng 25.905 tỷ đồng (tương đương 49,37%) so với cuối năm 2013, đánh dấu sự tăng tưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn.
Huy động từ khách hàng năm 2014 đạt 108.354 tỷ đồng, tăng 24.510 tỷ đồng (tương đương 29,23%) so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 1,64% so với kế hoạch (106.603 tỷ đồng) đặt ra và nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động.
Lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm từ 2010 đến 2011, cụ thể, lợi nhuận trước thuế tăng từ 663 tỷ đồng vào năm 2010 lên 1.064 tỷ đồng vào năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hoạt động kinh doanh của VPBank cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Mặt khác, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng là mục tiêu không thể thiếu trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, cũng làm cho chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao, những yếu tố này dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm đi trong năm 2012. Do đó, lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 949 tỷ đồng, giảm 115 tỷ đồng, tương đương giảm 10,8% so với năm 2011. Bước sang năm 2014, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, song kết quả kinh doanh của VPBank khá khả quan. Kết thúc năm tài chính, lợi nhuận trước thuế đạt 1.609 tỷ đồng, tăng 254 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với 18,75%.
Khả năng sinh lời: Với kết quả lợi nhuận đạt được khá ấn tượng trong năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn của VPBank tăng lên rõ rệt, thể hiện ở chỉ số Lợi nhuận sau
37
thuế trên Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 15%, cao hơn năm trước (2013) 1%. Song song với đó, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2014 giảm nhẹ xuống 0,88%, so với tỷ lệ này của năm 2013 là 0,91%. Việc tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) từ năm 2010 đến năm 2012 đều giảm, cụ thể, chỉ số ROA năm 2011 đạt 1.12% thấp hơn 0,03% so với 2010; và chỉ số ROA năm 2012 đạt 0.77% thấp hơn 0,35% so với năm 2011. Việc chỉ số ROA giảm như trên là do quy mô tổng tài sản tăng mạnh.
Chỉ số an toàn vốn: VPBank luôn đáp ứng tốt những yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các chỉ tiêu an toàn hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) qua các năm, từ năm 2010 - 2013 đều cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN là 9%, cụ thể, CAR năm 2010 đạt 14,29%; CAR năm 2011đạt 11,94%; CAR năm 2012 đạt 12,51% và CAR năm 2013 đạt 12,5% và năm 2014 là 11,4%.
2.2 Thực trạng hoạt động QTRRTD tại VPBank 2.2.1 Chính sách và công tác tổ chức QTRRTD 2.2.1 Chính sách và công tác tổ chức QTRRTD
Chính sách quản trị RRTD của VPBank
Theo VPBank, rủi ro tín dụng của Khách hàng phải được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ.
Công tác tổ chức QTRRTD tại VPBank
Sơ đồ tổ chức QTRRTD tại VPBank
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức QTRRTD tại VPBank
38
Hệ thống QTRRTD tại VPBank được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Theo đó công tác xây dựng chính sách rủi ro, xác định giới hạn rủi ro và công tác theo dõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại Khối Quản trị Rủi ro. Khối Quản trị Rủi ro chịu sự lãnh đạo, điều hành và báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, Khối Quản trị Rủi ro phải thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các Đơn vị trong hệ thống VPBank để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình phối hợp xử lý công việc chung.
2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung QTRRTD 2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
Tại VPBank, việc nhận dạng rủi ro khách hàng chủ yếu thông qua phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính, đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của khách hàng, từ đó đưa ra cơ sở hợp lý cho việc dự đoán trong tương lai. Tình hình tài chính khách hàng chủ yếu thông qua các nhóm chỉ tiêu như: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay,…); nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động (Hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay các khoản phải trả, hệ số vòng quay các khoản phải thu,..); nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính (tổng nợ/tổng tài sản, tổng nợ/vốn chủ sở hữu,…); nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi (ROS, ROA, ROE).
Việc nhận dạng rủi ro tín dụng bằng phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại VPBank được thực hiện như sau: số liệu báo cáo tài chính của Khách hàng vay vốn bao gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được CBTD phụ trách hồ sơ nhập vào bảng Phân tích tài chính được thiết kế sẵn. Số liệu được nhập đầy đủ theo yêu cầu sẽ cho kết quả các chỉ tiêu phân tích tài chính. Đây là cơ sở để CBTD phân tích, đánh giá, nhận định và đưa ra kết luận; đồng thời, CBTD sẽ lập tờ trình tín dụng trình cấp có thẩm quyền nếu các chỉ tiêu tài chính được đánh giá là an toàn và rủi ro tín dụng thấp.
Việc sử dụng phân tích báo cáo tài chính để nhận dạng rủi ro tín dụng giúp VPBank tăng trưởng tín dụng rất tốt trong giai đoạn 2010 – 2014 và cả những năm trước
39
đây. Tuy nhiên, vì phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện kể cả những CBTD chưa có kinh nghiệm trong phân tích tài chính cũng có thể thực hiện được. Một số CBTD còn yếu về trình độ, năng lực, kỹ năng phân tích tài chính. Bên cạnh, số liệu báo cáo tài chính Khách hàng cung cấp không đúng thực tế hoạt động kinh doanh, hoặc bị sai lệch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả phân tích không đủ độ tin cậy và chắc chắn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ lụy của việc này đến nay vẫn còn chưa giải quyết, như trường hợp Công ty CP Kim Long,…
2.2.2.2 Đo lƣờng rủi ro tín dụng
Tại VPBank, việc đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng được thực hiện theo Quy định Số 113/2013/QĐi-HĐQT ngày 05/2/2013 của HĐQT về Quy định Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng nội bộ sẽ là một công cụ sàng lọc, phân biệt khách hàng tạo cơ sở để hỗ trợ quyết định phê duyệt tín dụng cho từng khách hàng; là công cụ hỗ trợ việc đánh giá rủi ro định kỳ đối với khách hàng đang có quan hệ với VPBank, để xây dựng chính sách quản lý khách hàng phù hợp; giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình phê duyệt tín dụng, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc xác định yếu tố rủi ro liên quan; làm căn cứ xây dựng các chính sách phù hợp từng sản phẩm, đối tượng khách hàng cụ thể; sử dụng để đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng sử dụng các sản phẩm tại VPBank; Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy
định của NHNN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank, bao gồm:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng cá nhân;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng Hộ kinh doanh;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng doanh nghiệp;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng Khách hàng định chế tài chính.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng như:
- Cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
40
khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
- Uy tín của khách hàng với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây.
- Hạng tín dụng của khách hàng được xác định dựa trên điểm số khách hàng đạt được. Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng gồm tối thiểu 07 khoảng với năng lực tín dụng tương ứng như bảng sau:
STT Hạng của khách hàng Năng lực tín dụng 1 A+ Năng lực tín dụng rất tốt 2 A Năng lực tín dụng tốt 3 B+ Năng lực tín dụng khá 4 B Năng lực tín dụng trung bình khá 5 C+ Năng lực tín dụng trung bình
6 C Năng lực tín dụng dưới trung bình
7 D Năng lực tín dụng kém
Có thể nhận thấy, VPBank xây dựng hệ thống đo lường RRTD riêng biệt, được mô phỏng theo mô hình xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như Moody’s, Standard & Poor.
Tại VPBank, việc xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng được thực hiện trên Phần mềm Exel được thiết kế sẳn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. CBTD sẽ là đầu mối thực hiện công tác nhập số liệu từ báo cáo tài chính do Khách hàng cung cấp và sẽ có kết quả điểm theo chỉ tiêu tài chính. Để có kết quả XHTD cuối cùng, CBTD phải tiến hành chấm điểm tín dụng theo chỉ tiêu phi tài chính. Những chỉ tiêu này cũng được thiết kế trên phần mềm Excel và đã được thiết lập sẳn các tiêu chí và sẽ cho kết quả kết