Kinh nghiệm Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36)

7. Bố cục của đề tài

1.4 Kinh nghiệm Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng nƣớc ngoài

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank - KEB)

Cơ cấu tổ chức và quy trình quản trị rủi ro.

Chương trình QTRR của KEB bao gồm các yếu tố: Xác định hạn mức rủi ro; đánh giá rủi ro; quy trình QLRRTD;

KEB quản lý hạn mức rủi ro tín dụng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng, thiết lập và QLRRTD, trắc nghiệm khả năng chịu đựng rủi ro, trắc nghiệm mô hình toán VAR (Value at risk);

Các bộ phận nghiệp vụ QTRR phải xác định hạn mức rủi ro cho từng bộ phận phụ trách mà phải là mức rủi ro nhất định do KEB chấp nhận được trong nỗ lực lớn nhất để

HỘI ĐỒNG QLRR Hội ĐỒNG ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHUYÊN VIÊN CÁC GIAO DỊCH NGOẠI TỆ TÀI KHOẢN TÍN THÁC RỦI RO TÍN DỤNG

27

có lợi nhuận;

KEB đánh giá rủi ro dựa trên 4 yếu tố: nhận biết rủi ro để có một chương trình quản trị rủi ro hiệu quả trên cơ sở nhận biết và xác định các loại rủi ro cụ thể mà KEB có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù và dự liệu trước rủi ro có thể xảy ra đối với các sản phẩm, dịch vụ và quá trình hoạt động. Phương pháp định lượng của KEB dựa trên 3 phương pháp: phương pháp thống kê; phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia rủi ro; phương pháp tính toán, phân tích, dự báo;

Công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát rủi ro do một bộ phận trực thuộc Hội đồng Quản trị độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ KEB đảm nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến tình hình thực hiện quy trình QTRR. Đặc biệt, hệ thống báo cáo quản trị được KEB xây dựng có hiệu quả và hiệu lực cho phép thông tin có thể tới được các cấp ra quyết định tín dụng có thẩm quyền và Hội đồng rủi ro đơn vị phụ thuộc.

1.4.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Maybank (Malaysia)

- Nguyên tắc “Đặt cược cân bằng”:

Cam kết của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp hay nói cách khác là tài sản có liên quan của họ là gì. Nguyên tắc này coi trọng phần vốn tự có của doanh nghiệp khi thực hiện dự án, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng thông qua việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp sao cho phần chênh lệch tài trợ cần thiết càng thấp càng tốt. - Nguyên tắc “Ngang bằng”:

Trong trường hợp hai Ngân hàng cùng cho vay đối với một khách hàng, phải bảo đảm rằng vị thế thế chấp của Maybank không tồi hơn so với Ngân hàng cùng cho vay. Đồng thời, tùy thuộc vào phương tiện cấp cho người vay so với định chế tài chính khác.

Ví dụ Công ty X là khách hàng truyền thống của Ngân hàng A nhưng tại Ngân hàng A thì X đã vượt giới hạn tín dụng cho vay đối với khách hàng đơn lẻ nên X chuyển qua Maybank. Trong trường hợp này, trước khi cho vay Maybank nên yêu cầu Công ty X đề nghị Ngân hàng A gửi cho Maybank một thông báo chấp thuận. Khi thanh lý tài sản, cả hai Ngân hàng cùng chia sẽ tổn thất. Với điều kiện, hai Ngân hàng

28

phải cung cấp loại hình cho vay tương ứng với mức độ rủi ro là như nhau. - Nguyên tắc “Bảo vệ”:

Nếu khoản tín dụng đã xác định có tài sản thế chấp ngoài sự bền vững kinh doanh, thì Ngân hàng phải bảo đảm rằng khoản vay hoặc phương tiện được bảo vệ đủ an toàn và chất lượng của tài sản thế chấp. Đảm bảo rằng, Ngân hàng có đầy đủ quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Nếu khoản tín dụng được xác nhận dựa hoàn toàn vào sức mạnh tài chính của người vay và không cần tới tài sản thế chấp (tín chấp) thì tài sản của người vay phải bảo vệ khoản vay hoặc phương tiện đã cấp.

Ví dụ Ngân hàng A cho vay tín chấp đối với Công ty X thì Ngân hàng A phát hành thông báo cho Công ty X nêu rõ Công ty X không được dùng tài sản của mình để thế chấp vay vốn tại bất kỳ ngân hàng nào. Nếu Công ty X phá vỡ nội dung của thư chấp nhận của Ngân hàng A thì Ngân hàng A có quyền đòi lại vốn vay trước hạn.

- Nguyên tắc “Kiểm soát”:

Ngân hàng cần quan tâm tới việc cơ cấu hợp lý các phương tiện để bảo đảm rằng người cho vay ở thế chủ động. Bảo đảm các phương tiện dành cho mục đích đã định như tiền vay phải được trả trực tiếp cho bên bán hoặc nhà thầu,…chứ không chuyển cho người vay (hạn chế giải ngân bằng tiền mặt) để kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Nguyên tắc “Danh mục cho vay chủ động”:

Cần đa dạng hóa danh mục cho vay của Ngân hàng, bảo đảm không có sự tập trung cao các khoản vay vào một ngành cụ thể. Nghĩa là đừng “ bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.

- Nguyên tắc “Lối ra đầu tiên”:

Ngân hàng luôn nhận diện nguồn trả nợ như ai trả, ở đâu, khi nào,…đánh giá độ tin cậy của mỗi nguồn trả. Luôn phân tích các rủi ro hoạt động định tính có ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp, tạo đủ dòng tiền và dự báo dòng tiền định lượng. - Nguyên tắc “Kỳ hạn tài trợ phù hợp”:

29

hàng cũng không được chỉ cân nhắc phương tiện rủi ro và bỏ qua phương diện nhu cầu của người vay. Nếu nhu cầu tài trợ là dài hơn thì đừng rút ngắn kỳ hạn. Ngược lại, nếu quãng đời của tài sản được mua là giới hạn thì không cấp kỳ hạn dài tới khi giá trị tài sản bằng không.

- Nguyên tắc “ Phản ánh chính sách quốc gia”:

Chính sách tín dụng của Ngân hàng phải phù hợp với chính sách kinh tế của Chính phủ và đi theo dòng chảy. Ngân hàng cần nhận biết các ngành được ưu tiên để nhận sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ. Ngân hàng cũng cần lưu tâm tới chương trình xã hội của Chính phủ. Chính phủ có thể tài trợ vốn cho Ngân hàng để ngân hàng cho vay các ngành ưu tiên của Chính phủ,…

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho VPBank

Qua kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Maybank và KEB, có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng như sau:

Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “Đặt cược cân bằng”, tức là coi trọng phần vốn tự có của doanh nghiệp khi thực hiện dự án, phương án kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng thông qua việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp.

Tuân thủ nguyên tắc “Bảo vệ”, theo nguyên tắc này VPBank phải đảm bảo rằng các khoản vay phải được bảo vệ đủ an toàn và chất lượng của tài sản thế chấp, đảm bảo rằng Ngân hàng có đầy đủ quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

VPBank cần tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc “ Kiểm soát”, tức là giải ngân đúng mục đích theo phương án vay vốn của doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc giải ngân bằng tiền mặt nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Ngoài ra, VPBank cũng nên thực hiện việc đa dạng hóa danh mục cho vay, đảm bảo không có sự tập trung cho vay quá lớn vào một nhóm khách hàng, vào một ngành kinh tế nhằm phân tán rủi ro.

30

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 đã nêu khái quát về các khái niệm rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế giới như Maybank và KEB. Những nội dung trên là cơ sở lý luận rất quan trọng để Tác giả nghiên cứu chương 2.

31

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VPBank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH - GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 12/8/1993 và Giấy phép số 1535/QĐ - UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cap ngày 04/9/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/9/1993. Sau 20 năm hoạt động, VPBank đã có trên 200 điểm giao dịch, trong đó có 63 Trung tâm SME hiện đại, chuyên nghiệp, gần 7.000 cán bộ nhân viên và cộng tác viên bán hàng. Vốn điều lệ ngân hàng đã tăng từ mức 210 tỷ đồng năm 2004 lên 6.347 tỷ đồng vào năm 2014. VPBank nằm trong nhóm 12 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam 2014 do Tạp chí chuyên ngành ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới International Finance Magazin (IFM) của Anh trao tặng, Ngân hàng Bán lẻ Sáng tạo nhất Việt Nam năm 2013 do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng, Ngân hàng Thanh toán Xuất sắc nhất do Citibank, Bank of NewYork trao tặng, Ngân hàng có Chất lượng Dịch vụ được Hài lòng nhất, Thương hiệu Quốc gia 2012, Top 500 Doanh nghiệp Lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.

Tâm nhìn: đến năm 2017, VPBank trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Giá trị cốt lõi:

 Khách hàng là trọng tâm

 Hiệu quả

 Tham vọng

32

 Tạo sự khác biệt

2.1.2 Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển

2014

 Tăng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng;

 Là 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam được lựa chọn thực hiện phương

pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II vào năm 2015;

 Được Moody’s nâng mức triển vọng từ ” Ổn định” lên “ Tích cực”;

 Được công nhận là Thương hiệu Quốc gia lần 2.

2013

 Tăng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng;

 Được Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm ở mức B3 và triển vọng ổn định;

 Ra mắt các sản phẩm thẻ VPBank Lady, VPBiz Card, VPBank SmartCash

Visa;

 Thành lập hệ thống khách hàng ưu tiên;

 Dự án S & D cất cánh và chuyển đổi mô hình bán hàng, dịch vụ.

2012

 Công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017;

 Xây dựng và triển khai chiến lược thu hồi nợ với sự tư vấn của công ty MicKinsey;

 Nhân rộng mô hình phê duyệt Tín dụng tập trung thông qua các Trung tâm Xử

lý tín dụng (CPC);

 Xây dựng Chiến lược Công nghệ Thông tin (IT Master Plan) giai đoạn 2013-

2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC).

2011

 Tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng;

 Áp dụng cơ cấu tổ chức mới;

 Thay đổi diện mạo các điểm giao dịch với định hướng thiết kế và dịch vụ “ Tất

33

 Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai;

 Khai trương chi nhánh Gia Lai và nâng số điểm giao dịch lên 199 điểm.

2010

 Chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và đưa

vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới;

 Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng;

 Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện Eurowindow Holding;

2009:

 VPBank ký thỏa thuận hợp tác với Prudential Việt Nam. Theo thỏa thuận này,

VPBank trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng tới người tiêu dung;

 Ra mắt chương trình ưu đãi Golf dành cho chủ thẻ VPBank Mastercard

Platinum trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với OAAG (Singapore);

 Triển khai dịch vụ Internet Banking.

2008: VPBank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng và đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC lên 15%.

2007: Giới thiệu sản phẩm thẻ VPBank Platinum MasterCard - thẻ chip đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

2006:

 Chuyển trụ sở về số 8, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội;

 Ngân hàng OCBC chính thức trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của

VPBank;

 Ký hợp đồng mua hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking - T24) của Temenos

(Thụy Sĩ);

 Thành lập 2 công ty con là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản (VPBank

AMC) và Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS).

34 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ỦY BAN ĐIỀU HÀNH KHỐI KIỂM TOÁN NỘI BỘ ỦY BAN NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT ỦY BAN QLRR VĂN PHÒNG HĐQT ỦY BAN TÍN DỤNG & THU HỒI NỢ TÀI CHÍNH CTY TÀI CHÍNH TNHH MTV VPBANK CTY TNHH QLTS VPBANK CTY TNHH CHỨNG KHOÁN VPBANK ỦY BAN QTRRHĐ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ ALCO VĂN PHÒNG TGĐ TỔNG GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC & QLDA TÍN DỤNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ & DA

ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH & NH GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH KH DN VỪA & NHỎ KHÁCH HÀNG DN KHÁCH HÀNG DN LỚN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VẬN HÀNH CNTT PHÂN TÍCH KINH DOANH TRUYỀN THÔNG & TIẾP THỊ PHÁP CHẾ & KS TUÂN THỦ ĐƠN VỊ THAM MƢU ĐƠN VỊ KINH DOANH ĐƠN VỊ HỖ TRỢ VẬN HÀNH

35

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của VPBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2014)

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2010 – 2014

Mặc dù nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong giai đoạn 2010 - 2014 vẫn gặp phải các vấn đề khó khăn, nhưng VPBank vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng vượt bậc ở cả quy mô tài sản, chuyển dịch mạnh trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn; tăng trưởng mạnh các chỉ số sinh lời và lợi nhuận, qua đó trở thành một trong những ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan trong năm 2014.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính nổi bật của VPBank giai đoạn 2010 – 2014

Chỉ tiêu hoạt động Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản Tỷ đồng 59.807 82.818 102.673 121.264 163.241

Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 5.204 5.996 6.709 7.727 8.980

Huy động từ khách hàng Tỷ đồng 23.970 29.412 59.514 83.844 108.354

Cho vay khách hàng Tỷ đồng 25.324 29.184 36.903 52.474 78.379

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 663 1.064 949 1.355 1.609

ROA % 1,15 1,12 0,77 0,91 0,88

ROE % 22,65 14 11 14 15

Hệ số anh toàn CAR % 14,29 11,94 12,51 12,5 11,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014 tại VPBank)

Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu tài chính nổi bật của VPBank giai đoạn 2010 - 2014

59,807 82,818 102,673 121,264 163,241 5,204 5,996 6,709 7,727 8,980 23,970 29,412 59,514 83,844 108,354 25,324 29,184 36,903 52,474 78,379 663 1,064 949 1,355 1,609 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Huy động từ khách hàng

36

Tổng tài sản liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Kết thúc năm tài chính 31/12/2014, tổng tài sản của VPBank đạt 163.241 tỷ đồng, tăng 41.977 tỷ đồng (tương đương 34,62%) so với cùng kỳ năm 2013 và vượt 5,3% so với kế hoạch (155.000 tỷ đồng) đặt ra từ đầu năm. Vốn chủ sở hữu của VPBank đến cuối năm 2014 đã đạt 8.980 tỷ đồng, tăng 1.253 tỷ đồng so với năm 2013.

Cho vay khách hàng năm 2014 đạt 78.379 tỷ đồng, tăng 25.905 tỷ đồng (tương đương 49,37%) so với cuối năm 2013, đánh dấu sự tăng tưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)