7. Bố cục của đề tài
3.2.2 Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Kiện toàn mô hình QTRRTD và tập trung phát triển nguồn nhân lực. Về mô hình, VPBank nên thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rùi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.
Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng
69
trong tương lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng.
Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay…). Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phụ tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.
Bộ phận thẩm định tín dụng: thực hiện hóa chức năng thẩm định tín dụng độc lập, phân tích các số liệu khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, đối chiếu với các thông tin đã có, tham chiếu các quy định của VPBank để lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất cấp tín dụng. VPBank có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn trong ngành tài chính doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế 5 năm, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng từ 3 năm trở lên. Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.
Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Trung tâm Kinh doanh và các Vùng để xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, chuyển bộ phận xử lý nợ và tài sản bảo đảm sang Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm VPBank (VPBank – AMC) nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm.
70
Có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, hoàn thiện quy trình chuyển giao nợ xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa các đơn vị kinh doanh và Công ty VPBank – AMC; có cơ chế về mua bán nợ và cung cấp dịch vụ thu hồi nợ giữa VPBank và VPBank – AMC.