7. Bố cục của đề tài
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ nên có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp chưa niêm yết) công khai hóa thông tin và phải yêu cầu bắt buộc về chế độ kiểm toán báo cáo tài chính. Việc này không những giúp doanh nghiệp phải hoạt động minh bạch mà còn giúp cho các TCTD đo lường RRTD được chính xác.
Chính phủ nên có chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá rủi ro khách hàng của các NHTM. Các doanh nghiệp này có thể thu thập và chào bán kho dữ liệu cho các NHTM để các NHTM có thể đo lường rủi ro một cách hiệu quả.
Phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/ QĐ-TTg ngày 01/3/2012, theo đó NHNN là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại các TCTD; xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém; tập trung hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sát nhập, hợp nhất và mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
Cho phép và khuyến khích việc mua bán và sáp nhập giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt có thể mua lại những ngân hàng yếu kém. Việc sát nhập nên theo định hướng sát nhập các ngân hàng có lĩnh vực hoạt động giống nhau đảm bảo sự tương thích về mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức.
Vận hành Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) có hiệu quả: do có nhiều hạn chế, nên Công ty mua bán nợ (DATC) khó có đủ năng lực để xử lý tình trạng nợ xấu cao hiện nay. Việc thành lập VAMC theo kinh nghiệm của các nước châu Á là cần thiết,
74
do Việt Nam có nhiều đặc điểm tương tự vào giai đoạn 1997-1998. Đó là khung pháp lý hệ thống ngân hàng chưa hoàn thiện, tỷ lệ nợ xấu quá cao nên phần lớn các NHTM Việt Nam không đủ năng lực để xử lý.
Phát triển thị trường mua bán nợ: Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy mua bán nợ là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.
Tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, qua đó hạn chế tốc độ tăng nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng