Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 84 - 107)

7. Bố cục của đề tài

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN

Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể khuyến khích các NHTM sử dụng phương pháp thống kê để đo lường RRTD theo thông lệ quốc tế. Việc này sẽ giúp đảm bảo hoạt động của các NHTM Việt Nam chuyên nghiệp, an toàn hơn.

Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý: hành lang pháp lý ở lĩnh vực ngân hàng còn nhiều bất cập. Do đó NHNN cần xây dựng khung pháp lý về hoạt động ngân hàng thật công khai, minh bạch và công bằng nhằm tạo cho các NHTM được bình đẳng trong cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng; xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các NHTM và loại bỏ hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế; đưa ra lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạn tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Chủ động và linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ: Căn cứ vào thực tế và dự báo tình hình kinh tế xã hội, hoạt động tài chính ngân hàng trong và ngoài nước, NHNN cần chủ động và linh hoạt việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

75

để điều hành chính tiền tệ theo hướng ổn định thanh khoản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá; thường xuyên theo dõi kiểm tra kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng, các khoản bảo lãnh; kiên quyết chỉ đạo các NHTM thực hiện hạch toán đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro theo đúng quy định.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để các TCTD tuân thủ đúng các quy tắc về hoạt động ngân hàng đặc biệt là cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro và quy định về an toàn tín dụng.

Tiếp tục sáp nhập, hoặc quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém: đối với các NHTM có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì NHNN tiếp tục chỉ đạo cho sáp nhập và mạnh dạng cho phá sản những ngân hàng yếu kém; trước khi sáp nhập hoặc phá sản, NHNN cần thận trọng để xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như thuê một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào góp vốn (đối với ngân hàng sáp nhập), hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở để giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và cho vay của các tổ chức, cá nhân. Việc sáp nhập, phá sản được thực hiện một cách bài bản thì sẽ giúp NHTM hoạt động tốt hơn, đảm bảo cho NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

Chuyển nợ thành vốn cổ phần: Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đã triển khai chưa đi vào hoạt động thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần; các NHTM từ một chủ nợ trở thành một cổ đông lớn, cổ đông nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy rằng sau khi tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

Đối với Việt Nam, trong thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp thành công không những cứu được doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn cho các NHTM. Một số điển hình tái cấu trúc thành công như Bianfishco, Phuong Nam Seafood.

76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đồng thời, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật giúp cho VPBank và hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam hoạt động ngày càng an toàn, hiệu quả và xứng đáng là mạch máu của nền kinh tế.

77

KẾT LUẬN CHUNG

Hệ thống Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vương nói riêng, có vai trò rất quan trọng, được ví như mạch máu của nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu lớn, thường chiếm tỷ trọng trên 80%, nhưng đồng thời cũng là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Là một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, VPBank đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.

Luận văn được tác giả viết dựa trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; đồng thời, với kinh nghiệm có được từ thực tiễn công tác tín dụng tại VPBank – TT SME Cộng Hòa trong một thời gian nhất định. Luận văn cũng đã nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân gây ra RRTD, thực trạng QTRRTD tại VPBank.

Những kiến nghị của tác giả về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được dựa trên cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, cũng như thực tiễn hoạt động tín dụng tại VPBank. Tác giả kỳ vọng rằng, những giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ góp phần mang lại hiệu quả và thành công hơn nữa cho VPBank.

Với kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự hỗ trợ, tư vấn và đóng góp ý kiến của Qúy Thầy Cô, các Anh Chị và bạn đọc.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2011, 2014;

2. Đỗ Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Khoa Ngân hàng – Học Viện Ngân

hàng. Rủi ro đạo đức – Vấn đề cần giải quyết trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, Số 72 – 10/2013;

3. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

4. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

5. Nguyễn Đăng Dờn, (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

Nhà xuất bản Phương Đông;

6. Nguyễn Thị Mùi. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và

giải pháp thao gỡ. Tạp chí Tài chính, Số 11/2012;

7. Peter Rose, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, năm 2004;

8. Phạm Hữu Hồng Thái (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm

ý cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính số 11, 2012;

9. Phạm Thu Thủy – Đỗ Thị Thu Hà, Học viện Ngân hàng. Lượng hóa rủi ro tín dụng – Thực trạng và những khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 135 – 8/2013;

10.Quy định hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VPBank, số 113/2013/QĐi- HĐQT ngày 05 tháng 2 năm 2013;

11.Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng cá nhân của VPBank, Số

79

12. Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại VPBank, số 155/2013/QĐi-HĐQT ngày 21 tháng 2 năm 2013;

13.Trương Quốc Cường, Đào Minh Phúc, Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín

dụng ngân hàng thương mại - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia;

14.Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội;

15.Vũ Văn Thực, Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí

80

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPBANK Điều 4. Hạng và năng lực tín dụng Stt Tổng điểm Hạng của khách hàng

Xác suất có nợ xấu của từng bộ xếp hạng tín dụng (PD)

Diễn giải năng lực tín dụng Auto Loan Housing Loan Unsecure Loan Other Loan 1 >=700 A+ 0.11% 0.00% 0.11% 0.20% Năng lực tín dụng rất tốt 2 680-699 A 0.29% 0.27% 0.29% 0.36% Năng lực tín dụng tốt 3 660-679 B+ 0.68% 0.43% 0.68% 0.62% Năng lực tín dụng khá 4 640-659 B 1.64% 0.78% 1.64% 1.08% Năng lực tín dụng trung bình khá 5 620-639 C+ 3.96% 1.52% 3.96% 1.95% Năng lực tín dụng trung bình 6 600-619 C 9.22% 2.92% 9.22% 3.39% Năng lực tín dụng dưới trung bình 7 <600 D 17.88% 7.39% 1.88% 1.31% Năng lực tín dụng kém

Điều 5. Bảng chỉ tiêu đánh giá xếp hạng

Các nhóm chỉ tiêu đánh giá được liệt kê trong bảng dưới đây:

Chỉ tiêu đánh giá Quy

ƣớc

Đơn vị

1. Tuổi của người vay Số Năm

2. Trình độ học vấn cao nhất của khách hàng Chữ

3. Nghề nghiệp Chữ

4. Kinh nghiệm làm việc của người vay Số Năm

5. Kinh nghiệm làm việc của người vay ở vị trí hiện tại Số Năm

6. Tình trạng cư trú Chữ

81

8. Thu nhập hàng năm của người đứng tên vay vốn Số VND

9. Thu nhập hàng năm của người đồng vay/bảo lãnh trả nợ Số VND

10.Số tiền đề xuất vay của khách hàng Số VND

11.Tổng phương án xin vay Số VND

12.Nhóm nợ cao nhất của khách hàng tại các TCTD (bao gồm cả

VPBank) trong vòng 3 năm gần đây Chữ

13.Tổng nợ (kể cả khoản vay đang xét) Số VND

14.Tổng giá trị tài sản tích lũy Số VND

15.Khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ nào của

VPBank? Chữ

16.Loại TSBĐ Chữ

17.Mức biến động về giá trị TSBD có thể xảy ra trong thời gian

vay Số %

18.Hạn mức cao nhất trong các thẻ tín dụng của khách hàng Số VND

19.Tình trạng hôn nhân của khách hàng Chữ

20.Tổng số tiền trả nợ hàng tháng của khách hàng Số VND

21.Khoản vay kinh doanh hay phi kinh doanh Chữ

22.Ngày đăng ký xe hình thành từ vốn vay

Ngày Tháng

Năm

23.Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ (LTV) Số %

24.Loại hình công ty đang làm việc Chữ

Điều 6. Quy định chi tiết các chỉ tiêu xếp hạng 1. Tuổi của ngƣời vay

a) Tuổi của người vay được tính tròn năm từ thời điểm ngày/tháng/năm sinh của khách hàng tới thời điểm khách hàng được xếp hạng tín dụng.

b) Nguồn thông tin: Chứng minh thu nhân dân hoặc các giấy tờ chứng minh nhân than khác của khách hàng.

82

2. Trình độ học vấn của khách hàng

a) Trình độ học vấn của khách hàng được xác định trên cơ sở cấp học vấn cao nhất

của khách hàng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, bao gồm:

A. Tiểu học B. Cấp 2/Trung học cơ sở C. Cấp 3/Trung học phổ thông D. Chứng chỉ nghề/Trung cấp E. Cao đẳng F. Đại học G. Sau đại học

H. Mù chữ/Không bằng cấp/Không có thông tin

b) Nguồn thông tin: Theo kê khai trên Giấy đề nghị vay vốn của khách hàng hoặc

giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của khách hàng (nếu có).

3. Nghề nghiệp

a) Nghề nghiệp của khách hàng được xác định là vị trí công việc tạo ra thu nhập chính của khách hàng tại thời điểm đánh giá, bao gồm:

A. Cán bộ cấp quản lý

B. Cán bộ cấp chuyên viên/nhân viên

C. Lực lượng vũ trang (công an, bộ đội…)

D. Kinh doanh có đăng kí

E. Nghỉ hưu

F. Kinh doanh tự do/Lao động thời vụ

G. Thất nghiệp/Không có việc làm

b) Nguồn thông tin: dựa vào kê khai của khách hàng trên Giấy đề nghị vay vốn (GĐNVV) và giấy tờ chứng minh nguồn tu nhập chính của khách hàng (ví dụ: quyết định lương…).

83

a) Kinh nghiệm làm việc của người vay được tính bằng tổng thời gian làm việc thực

tế của khách hàng tính đến thời điểm được xếp hạng tín dụng, không bao gồm

khoảngthời gian gián đoạn công việc như đi học…

b) Nguồn thông tin: theo kê khai của khách hàng trên Giấy đề nghị vay vốn.

5. Kinh nghiệm làm việc của ngƣời vay ở vị trí hiện tại

a) Kinh nghiệm làm việc của người vay ở vị trí hiện tại được tính bằng tổng thời gian

kể từ khi khách hàng bắt đầu công tác tại vị trí hiện tại đến thời điểm khách hàng được xếp hạng tín dụng, ưu tiên công việc tạo thu nhập chính để trả nợ cho ngân hàng.

b) Nguồn thông tin: dựa vào Giấy đề nghị vay vốn và thẩm định thực tế đối chiếu với

các giấy tờ hợp lệ như hợp đồng lao động, quyết định lương…

6. Tình trạng cƣ trú

a) Tình trạng cư trú của khách hàng được xác định là nơi cư trú thường xuyên của

khách hàng và/hoặc tình trạng bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng, bao gồm:

A. Nhà riêng và không đang bị sử dụng để đảm bảo cho bất cứ nghĩa vụ nào: Đáp ứng

cả 02 điều kiện:

B. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp đứng tên của người vay/vợ (chồng) người vay hoặc được cơ quan nhà nước xác nhận.

C. Nhà này không bị cầm cố hay thế chấp tại bất cứ cơ quan/tổ chức, cá nhân nào.

D. Nhà riêng và thế chấp: Đáp ứng 02 điều kiện

E. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp đứng tên của người vay/vợ (chồng) người vay hoặc được cơ quan nhà nước xác nhận.

F. Nhà đang bị cầm cố hay thế chấp tại một cơ quan/tổ chức, các nhân.

G. Thuê nhà

H. Sống cùng họ hàng

I. Sống với bên thứ 3 như ở cùng bạn bè…

J. Khác: Các trường hợp còn lại

84

- Khách hàng sở hữu một hoặc nhiều bất động sản, chỉ cần 01 bất động sản Khách hàng chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp và chưa được thế chấp tại bất kỳ TCTD nào, không phụ thuộc vào địa điểm cư trú thường xuyên hiện tại của khách hàng: Chấp nhận phương án trả lời A.

- Khách hàng chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp với 01 hoặc nhiều bất

động sản và đang được thế chấp tại các TCTD, không phụ thuộc vào điạ điểm cư trú thương xuyên hiện tại của khách hàng: Chấp nhận phương án trả lời B.

c) Nguồn thông tin: Căn cứ thẩm định thực tế và tham khảo thông tin trên T24, CIC,

hợp đồng thuê nhà hoặc kê khai của Khách hàng trên GĐNVV.

7. Số ngƣời phụ thuộc

a) Số người phụ thuộc được xác định bằng số người hiện không có thu nhập, sốn phụ

thuộc vào thu nhập của khách hàng vay và/hoặc gia đình khách hàng vay.

b) Nguồn thông tin: Dựa vào GIấy đề nghi vay vốn hoặc Sổ hộ khẩu.

8. Thu nhập hàng năm của ngƣời đứng tên vay vốn

a) Thu nhập hàng năm của người đứng tên vay vốn là nguồn thu nhập thường xuyên

hàng năm, được xác địn dựa trên thu nhập (bằng tiền hoặc chuyển khoản) từ lương và các nguồn thu nhập thường xuyên khác có thể chứng minh được của khách

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 84 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)