Thực trạng kết quả hoạt động QTRRTD giai đoạn 2010 – 2014

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 53 - 62)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động QTRRTD giai đoạn 2010 – 2014

2.2.3.1. Hoạt động tín dụng tại VPBank

Biểu đồ 2.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng tại VPBank giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

2.2.3.2 Cơ cấu tín dụng tại VPBank

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị tính: Triệu VND Đối tƣợng khách hàng 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % Khách hàng Doanh nghiệp 6.944.511 27,42 12.237.027 41,93 19.162.403 51,93 29.523.832 56,26 41.739.832 53,25 Khách hàng cá nhân 18.379.224 72,58 16.946.616 58,07 17.740.902 48,07 22.950.291 43,74 36.639.000 46,75 Tổng cộng 25.323.735 100 29.183.643 100 36.903.305 100 52.474.123 100 78.378.832 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua giai đoạn khó khăn nhất, đang trên

25,324 29,184 36,903 52,474 78,379 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ

44

đà phục hồi nhưng chưa ổn định. Những khó khăn thách thức từ nội tại nền kinh tế chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động phức tạp đã đặt các chính sách vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam vào tình hình hết sức khó khăn. Có thể thấy, rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chính là sự thay đổi chính sách, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng với sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trên toàn hệ thống, VPBank đã đạt được những kết quả nhất định. Tính đến ngày 31/12/2010, cho vay khách đạt 25.323.735 triệu đồng, tăng 9.510.466 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 60,14%). Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 6.944.511 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,42% và cho vay khách hàng cá nhân đạt 18.379.224 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,58%.

Năm 2011 hoạt động tín dụng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển định hướng và xác định khách hàng mục tiêu khi Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị Số 01/CT- NHNN của NHNN được ban hành. Với đặc thù là ngân hàng bán lẻ, chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân (trong đó cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dung khác) chiếm tỷ trọng rất lớn. Phần lớn các khoản cho vay phi sản xuất nói trên là cho vay trung dài hạn, vì vậy việc giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất theo yêu cầu của NHNN là việc hết sức khó khăn. Đứng trước tình hình đó, VPBank đã điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh doanh sao cho phù hợp. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 20% nhằm đảm bảo thực hiện với yêu cầu của NHNH. Thực tế, đến

31/12/2011 cho vay khách hàng đạt 29.183.643 triệu đồng, tăng 3.859.908 triệu đồng so với cuối năm 2010 (tương ứng tăng 15,24%). Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 12.237.027 triệu đồng và cho vay khách hàng cá nhân đạt 16.946.616 triệu đồng, tương đương với mức tăng trưởng 76,21% và giảm 7,79% so với năm 2010, phù hợp với kế hoạch tăng trưởng tín dụng và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất dưới mức 16%, đáp ứng yêu cầu của NHNN. Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chiếm lần lượt là 41,93% và 58,07% trong tổng dư nợ.

45

đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,03%. Các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành cả năm 2012 chỉ đạt 8,91%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng từ 10-12% của NHNN. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng còn nhiều biến động như vậy, VPBank tiếp tục cũng cố, nâng cao hiệu quả và an toàn hoạt động. Kết thúc năm tài chính 2012, cho vay khách hàng đạt 36.903.305 triệu đồng, tăng 26,45% so với năm 2011. Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 19.162.403 triệu đồng, tăng 56,59% so với năm 2011; tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ chiếm 51,93%; trong khi tỷ lệ này tại thời điểm cuối năm 2011 chỉ là 41,93%. Trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80%. Cho vay khách hàng cá nhân đạt 17.740.902 triệu đồng, tăng 4,69% so với cuối năm 2011; tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ chiếm 48,07%; trong khi tỷ lệ này đến 31/12/2011 là 58,07%.

Năm 2013, nền kinh tế có tín hiệu phục hồi nhưng vẫn còn nhiều thách thức; hoạt động của các ngân hàng có dấu hiệu tốt, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nhất định: tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, chất lượng tín dụng vẫn còn thấp; tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành ở mức 12,51%, phù hợp với mục tiêu đặt ra của NHNN. Mặc dù nền kinh tế nói chung và Ngành ngân hàng nói riêng trong năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng VPBank vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc về quy mô tổng tài sản, mà có sự đóng góp lớn từ tăng trưởng mạnh ở danh mục cho vay khách hàng. Cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474.123 triệu đồng, tăng 15.570.818 triệu đồng (tương đương 42,19%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự trăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng ba năm qua. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn. Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 29.523.832 triệu đồng và cho vay khách hàng cá nhân đạt 22.950.291 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lần lượt là 54,07% và 29,36% so với năm 2012. Tỷ

46

trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 56,26% trong tổng dư nợ (trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ). Ngay từ đầu năm, VPBank đã linh hoạt áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng như: 1.000 tỷ đồng cho Chương trình “Cho vay mua ô tô - Cơn lốc siêu ưu đãi” với lãi suất ưu đãi 6%/năm cho 6 tháng đầu tiên, “Chương trình SME Success 2013”, “Cho vay VND lãi suất ngoại tệ”…

Năm 2014: Để tăng trưởng tốt tín dụng trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, VPBank chuyển sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, bao gồm các chương trình tín dụng, vay mua ô tô, mua nhà, cho vay tiêu dung, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành. Nhờ vậy, cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng và chiến lược của VPBank. Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 41.739.832 triệu đồng và cho vay khách hàng cá nhân đạt 36.639.000 triệu đồng, tương tứng với mức tăng tuyệt đối so với năm 2013 lần lượt là 12.216.000 triệu đồng và 13.688.709 triệu đồng.

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo thời gian đáo hạn

Đơn vị tính: Triệu VND Kỳ hạn 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % Ngắn hạn 16.338.651 64,52 20.279.497 69,49 22.745.669 61,64 24.575.232 46,83 24.914.040 31,79 Trung hạn 5.591.561 22,08 5.707.593 19,56 10.211.494 27,67 18.734.481 35,70 37.350.268 47,65 Dài hạn 3.393.523 13,40 3.196.553 10,95 3.946.142 10,69 9.164.410 17,46 16.114.524 20,56 Tổng cộng 25.323.735 100 29.183.643 100 36.903.305 100 52.474.123 100 78.378.832 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

VPBank tập trung nguồn vốn huy động hỗ trợ khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Đồng thời, cũng với mục đích giúp khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn từ 2010 – 2012 lần lượt là 64,52%,

47

69,49% và 61,64%; năm 2013 tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn có giảm nhưng vẫn ở mức cao là 46,83% và bước sang năm 2014 tỷ trọng dư nợ ngắn hạng chiếm 31,79%. Mặc khác, VPBank duy trì các khoản cho vay trung dài hạn ở mức hợp lý, phù hợp với quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (<=30%). Ngoài ra, dư nợ tín dụng trung dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do quá trình thu nợ kéo dài nhiều năm, nên việc duy trì các khoản vay này ở tỷ lệ nhất định là điều cần thiết nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất.

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu VND

Ngành nghề 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 %

Nông nghiệp và lâm

nghiệp 5.083 0,02 223.593 0,77 1.006.350 2,73 1.615109 3,08 20.386.836 3,03

Thương mại, sản

xuất và chế biến 23.927.191 94,49 24.486.359 83,90 21.539.001 58,37 16.160.966 30,80 39.798.746 50,78

Xây dựng 641.060 2,53 2.118.103 7,26 5.999.742 16,26 3.794.409 7,23 4.190.374 5,35

Kho bãi, vận tải,

thông tin liên lạc 101.246 0,40 562.316 1,93 1.145.692 3,10 1.725.027 3,29 3.497.582 4,46

cá nhân và hoạt

động khác 649.155 2,56 1.793.272 6,14 7.212.520 19,54 29.178.612 55,61 28.505.294 36,36

Tổng cộng 25.323.735 100 29.183.643 100 36.903.305 100 52.474.123 100 78.378.832 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

Nền kinh tế sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đối với Chính phủ, việc ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô được xác định là nền tảng quan trọng, trong đó Chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, đảm bảo vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Ngày 14/3, NHNN đã hạ các mức lãi suất cơ bản với mức trần lãi suất huy động giảm 1% xuống còn 13%/năm. Cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, lãnh đạo VPBank tiếp thu và quán triệt sâu sắc. VPBank tập trung chủ yếu cho vay khách hàng đối với ngành thương mại, sản xuất và chế biến. Ngành này luôn chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng cao nhất trong tất cả các ngành. Cụ thể, năm 2010: 94,49%; năm 2011: 83,90%; năm 2012: 58,37% và năm 2013 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, chiếm đến 30,80% và năm 2014 chiếm 50,78%.

48

2.2.3.3 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.5: Nợ quá hạn tại VPBank giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu NĂM 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ quá hạn 596.054 2.878.445 3.933.634 3.943.021 4.148.641 Tổng dư nợ 25.323.735 29.183.643 36.903.305 52.474.123 78.378.832 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,35% 9,86% 10,66% 7,51% 5,29%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn tại VPBank giai đoạn 2010 – 2014

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy, diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2010-2012 có chiều hướng tăng dần, từ mức 2,35% năm 2010 lên đến 10,66% năm 2012; tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 tuy có giảm ở mức 7,51%, nhưng vẫn được xem là không bình thường, và bước sang năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát tốt giảm xuống còn 5,29%. Qua đó, VPBank cần phải xem lại công tác quản lý dư nợ tín dụng của mình để có giải pháp làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn ở mức hợp lý, nhỏ hơn 5%.

2.2.3.4 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 596,054 2,878,445 3,933,634 3,943,021 4,148,641 25,323,735 29,183,643 36,903,305 52,474,123 78,378,832 2.35% 9.86% 10.66% 7.51% 5.29% - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn

49

Bảng 2.6: Nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng nợ xấu 304.221 532.370 1.003.287 1.474.296 1,988,942 Tổng dư nợ 25.323.735 29.183.643 36.903.305 52.474.123 78,378,832 Tỷ lệ nợ xấu 1,20% 1,82% 2,72% 2,81% 2,54%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2014, VPBank)

Biểu đồ 2.4: Nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2010 – 2014

Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu từ 2010 - 2014 luôn được kiểm soát ở mức an toàn, duy trì ở mức dưới 3%.

Nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng nợ xấu tại VPBank là do sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc suy thoái này và dư âm của nó kéo dài cho đến nay. Kinh tế trong nước trì trệ, lạm phát ở mức hai con số, chi phí đầu vào tăng cao, khả năng cạnh tranh về giá rất thấp; đồng thời, các Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm

304,221 532,370 1,003,287 1,474,296 1,988,942 25,323,735 29,183,643 36,903,305 52,474,123 78,378,832 1.20% 1.82% 2.72% 2.81% 2.54% - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

50

của mình, gây nên tình trạng hàng tồn kho ứ đọng, nguy cơ hư hỏng và giá trị hàng hóa bị giảm và thậm chí không tiêu thụ được. Phần lớn các Doanh nghiệp nhận nợ vay của VPBank là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính có hạn; năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, hầu hết các doanh nghiệp không đủ khả năng để kháng cự lại cơn bảo suy thoái, một số Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp mất khả năng chi trả phần vốn vay từ VPBank, một số tuyên bố phá sản,… Ngoài ra, nợ xấu tại VPBank xảy ra là do chính sách tín dụng tăng trưởng nóng, chạy theo số lượng; mức tăng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước ở mức hơn 20% mỗi năm,…

Ghi chú: Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát khá tốt, ở mức 2,54%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 (7,81%) giảm so với năm 2012 (10,66%) thì tỷ lệ nợ xấu năm 2013 (2,81%) lại có xu hướng tăng so với năm 2012 (2,72%). Nhìn vào Bảng 2.6 cho thấy, tổng dư nợ năm 2013 là 52.474.123 triệu đồng, tăng 42% so với tổng dư nợ năm 2012 (36.903.305 triệu đồng). Như vậy, việc tăng dư nợ tín dụng làm tăng tỷ lệ nợ xấu ở mức 3%, đây được xem là tỷ lệ khá hợp lý, thậm chí là rất thấp trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.7: Dự phòng rủi ro tín dụng VPBank giai đoạn 2010 – 2014 Đvt: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014

Dự phòng chung 47,11 98,46 159 182

Dự phòng cụ thể 101,63 301,46 352 1.002

Tổng chi phí dự phòng 148,74 399,92 511 1.184

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011,2014, VPBank)

Trích lập dự phòng trong năm 2012 là 399,92 tỷ đồng, tăng 251,18 tỷ đồng (tương

đương 168,87%) so với năm 2011. Năm 2012 là năm đầu tiên VPBank trích lập dự phòng chung cho các khoản cho vay TCTD khác (54,66 tỷ đồng). Chi phí dự phòng cụ thể cũng tăng 199,83 tỷ đồng so với năm 2011, do VPBank tăng cường trích lập để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

51

định số 493 và Quyết định số 18 của NHNN cũng như chủ động áp dụng Thông tư 21 trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác. Số dư quỹ dự phòng rủi ro đến 31/12/2013 là 511 tỷ đồng, tăng 111 tỷ đồng so với năm 2012, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 và nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)