Nouri và cộng sự (2011) nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa thông minh cảm xúc và sự hài lòng đối với công việc liên quan đến năng lực học tập của tổ chức tại ngân hàng Saderat. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc; năng lực học tập của tổ chức với thông minh cảm xúc; nhưng không tìm thấy tác động đáng tin cậy và có ý nghĩa của năng lực học tập của tổ chức trong vai trò là biến điều tiết lên mối quan hệ giữa năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc. Biến năng lực học tập của tổ chức được xác định dựa trên nghiên cứu của Chiva và Alegre (2009) đề xuất năm yếu tố thuộc năng lực học tập của tổ chức đó là: thử nghiệm những ý tưởng mới, chấp nhận rủi ro, tương tác với môi trường bên ngoài tổ chức, đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức và người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định. Định
nghĩa các yếu tố này dựa trên nghiên cứu của Chiva và Alegre (2009) về “năng lực học tập của tổ chức và sự hài lòng đối với công việc: nghiên cứu thực nghiệm ngành công nghiệp gốm sứ”.
Nouri và cộng sự (2011) cho rằng việc học tập của tổ chức là một quá trình liên kết tổ chức (inter-organizational process) nhưng người học trong tổ chức được nhắc đến như một thể thống nhất, tổ chức thì luôn thay đổi và sức mạnh của tập thể có thể thay đổi mọi thứ. Việc học tập của tổ chức là một khái niệm cơ bản và quan trọng dẫn đến việc tạo ra và duy trì người học trong tổ chức.
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập ở các tổ chức khác nhau là: – Xu hướng liên quan đến sự thay đổi trong tổ chức.
– Không hài lòng từ cách quản lý truyền thống.
– Chấp nhận thực tế là nâng cao kiến thức trong tổ chức là một lợi thế cạnh tranh.
– Sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của lực lượng lao động so với nguồn vốn ổn định trong quá trình sản xuất.
– Nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nguôn: Nouri và cộng sự (2011), Interdisciplinary Journal Of Contemporary Research In Business