Đo lường sự hài lòng đối với công việc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng năng lực học tập của tổ chức đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại tập đoàn novaland luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

Sự hài lòng đối với công việc có thể được xem xét như một tập hợp có liên quan đến thái độ của người lao động ở hai khía cạnh khác nhau: cách tiếp cận theo khía cạnh hoặc tổng thể đối với công việc (Chiva và Alegre, 2009).

Đầu tiên, cách tiếp cận theo khía cạnh (the facet approach): được sử dụng để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc hoặc không hài lòng. Điều này đặc biệt hữu ích cho các tổ chức có nhu cầu tìm hiểu vấn đề không hài lòng đối với công việc của người lao động mà họ muốn cải thiện. Như một cấu trúc đa diện, sự hài lòng đối với công việc bao gồm cả hai yếu tố nội tại và bên ngoài của công việc. Những yếu tố thuộc nội tại công việc như: sự hài lòng đối với đồng nghiệp, sự hài lòng đối với cấp trên, cơ hội phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm đối với công việc, bản chất công việc... Bên cạnh đó những yếu tố bên ngoài công việc là: tuổi tác, sự hài lòng đối với cuộc sống của người lao động, trình độ giáo dục, điều kiện làm việc...(Howard và Frick, 1996)

Thứ hai, cách tiếp cận theo tổng thể (the global approach): được sử dụng đế đánh giá tổng thể sự hài lòng đối với công việc liên quan đến các biến thú vị như năng lực học tập của tổ chức. Một biến duy nhất đo lường thường được sử dụng để đánh giá tổng thể sự hài lòng đối với công việc. Mặc dù chỉ sử dụng thang đo một biến để làm

câu hỏi nhưng độ giá trị và độ tin cậy của thang đo một biến không bị mất đi so với thang đo đa biến khi đánh giá sự hài lòng đối với công việc (Chiva và Alegre, 2009).

Khi người lao động không hài lòng đối với công việc, họ có xu hướng dịch chuyển và tìm kiếm sự hài lòng ở nơi khác. Các nhà nghiên cứu trước đây cho thấy sự hài lòng đối với công việc của một người xuất phát từ cách họ cảm thấy quan trọng trong việc thực hiện hoặc không thực hiện công việc mà họ cần làm (Jolodar và Jolodar, 2012). Theo Jolodar và Jolodar (2012) cho rằng đặc điểm công việc như lương, cơ hội thăng chức, nhiệm vụ rõ ràng và có ý nghĩa, và sử dụng kỹ năng, cũng như đặc điểm tổ chức như cam kết và mối quan hệ với người giám sát và đồng nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng đối với công việc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng năng lực học tập của tổ chức đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại tập đoàn novaland luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)