Tỷ lệ hộ gia đình quyết định tham gia mô hình 3R sở CầnThơ và Hậu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 68 - 70)

Theo ý kiến của các hộ gia đình thì nếu mô hình có triển khai, phát động kêu gọi thì họ sẽ nhiệt tình tham gia bởi phần lớn các hoạt động trong mô hình giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế đều đƣợc các hộ gia đình thực hiện nhƣng chƣa đồng bộ và vẫn còn gần một nửa số hộ gia đình không muốn tham gia tích cực trong mô hình. Tỷ lệ chấp nhận tham gia mô hình đƣợc cụ thể trong bảng 4.17 dƣới đây.

Bảng 4.17: Tỷ lệ hộ gia đình chấp nhận tham gia vào mô hình 3Rs tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Địa bàn

Tổng (n=120)

Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60) Số đáp viên Tỷ lệ (%) Số đáp viên Tỷ lệ (%) Số đáp viên Tỷ lệ (%) Đồng ý 37 61,7 33 55,0 70 58,3 Không đồng ý 23 38,3 27 45,0 50 41,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014

Trong tổng số 120 đáp viên đƣợc hỏi thì có đến 70 ngƣời đồng ý tham gia vào mô hình 3Rs chiếm 58,3% trong khi đó tỷ lệ ngƣời không tham gia có sự chênh lệch là 41,7%, thấp hơn 16,6%. Tƣơng tự cụ thể tại hai địa bàn thì ở Cần Thơ, tỷ lệ ngƣời đồng ý chiếm gần nửa số ngƣời trả lời còn ở Hậu Giang tỷ lệ này không có sự chênh lệch nhiều giữa 55% ngƣời đồng ý tham gia và 45% ngƣời không đồng ý tham gia.

Qua cuộc khảo sát thì nhóm ngƣời đồng ý tham gia cho rằng mục đích họ tham gia mô hình là để bảo vệ môi trƣờng, để làm gƣơng cho cháu, có thêm hiểu biết, tăng thu nhập, tiết kiệm chi tiêu, giảm đƣợc lƣợng rác và cảm thấy mô hình hay, có ích. Trong đó, ở Cần Thơ, nhóm ngƣời đồng ý tham gia cho thấy việc tham gia là để bảo vệ môi trƣờng chiếm tỷ lệ cao nhất là 97,3%, ngoài ra các đáp viên còn cho rằng giảm lƣợng rác, tăng thu nhập, mô hình có ích là nguyên nhân khiến họ tham gia mô hình với tỷ lệ lần lƣợt là 94,6%, 45,9%, 45,9%. Còn ở Hậu Giang, tỷ lệ các mục đích tham gia đƣợc đáp viên lựa chọn thì tƣơng đối đồng đều, không có mức biến động trong đó tiết kiệm chi tiêu đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 51,52%, tăng thu nhập 42,42%, giảm lƣợng

57

rác 36,36%. Có thể thấy, trƣớc tiên các hộ gia đình đều muốn bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh mình, làm giảm lƣợng rác thải ra và tiết kiệm chi tiêu sau đó mới nghĩ rằng nó có thể tăng một khoản nhỏ cho thu nhập, có thêm hiểu biết về cách quản lý rác thải sinh hoạt và làm gƣơng cho các thế hệ mai sau.

Bảng 4.18: Mục đích tham gia mô hình 3Rs tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Mục đích tham gia

Địa bàn

Cần Thơ (n = 37) Hậu Giang (n = 33) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Bảo vệ môi trƣờng 36 97,3 11 33,33 Mô hình có ích 17 45,9 9 27,27

Làm gƣơng cho con cháu 3 8,10 5 15,15

Có thêm hiểu biết 14 37,3 10 30,30

Tăng thu nhập 17 45,9 14 42,42

Tiết kiệm chi tiêu 8 21,6 17 51,52

Giảm lƣợng rác 35 94,6 12 36,36

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014

Trong khi đó bảng 4.19 thể hiện những lý do khiến nhóm ngƣời không tham gia vào mô hình 3Rs.

Bảng 4.19 Lý do không tham gia mô hình 3Rs của ngƣời dân ở Cần Thơ và Hậu Giang.

Lý do không tham gia

Cần Thơ (n = 23) Hậu Giang (n = 27)

Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Không có rác 1 4,35 9 33,33

Không có thời gian, bất tiện 18 78,26 12 44,44 Không quan tâm đến vấn đề

môi trƣờng 1 4,35 2 7,41

Không tin tƣởng vào sự thành

công của mô hình 3 13,04 13 48,12

Phiền phức 2 8,70 6 22,22

Không đem lại hiệu quả kinh tế 5 21,74 11 40,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

Ở Cần Thơ, có đến 78,26% tỷ lệ ngƣời cho rằng việc không tham gia mô hình vì mất thời gian, bất tiện còn ở Hậu Giang thì ở mức 44,44%. Để lý giải cho điều này là những hộ gia đình có con nhỏ và buôn bán thì họ không có thời gian, việc buôn bán hằng ngày đã sinh ra nhiều rác nên họ cứ bỏ vỏ chai lọ, chung với các rác thải khác, sau đó đem đổ ra thùng rác cho công nhân vệ sinh thu gom. Họ cảm thấy bất tiện khi để nhiều loại chai lọ...nhƣ vậy sẽ làm chật nhà. Có hộ gia đình còn cho rằng họ không quan tâm đến môi trƣờng, ở Cần Thơ chiếm 4,35% và ở Hậu Giang chiếm 7,41%, con số này đạt ở mức rất nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ ngƣời không tham gia mô hình 3Rs ở Hậu Giang cho rằng không tin tƣởng vào mô hình và không đem lại hiệu quả kinh tế. Điều này cũng đúng với thực tế khi các thành phố lớn trong nƣớc đã triển khai nhƣng đến hiện tại mô hình vẫn chƣa có khả quan.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 68 - 70)