GIẢI PHÁP DÀI HẠN

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 80)

Tổ chức chương trình giáo dục áp dụng trực tiếp vào các cấp học chính quy và các cấp cơ quan, công sở.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tổ chức đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng hiểu biết về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế. Đối tƣợng cho

69

chƣơng trình giáo dục là giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ các cấp, các ban, ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Chƣơng trình giáo dục nhằm phổ cập các kiến thức cơ bản, các quy định về bảo vệ môi trƣờng nói chung và các cách làm thế nào để giảm lƣợng rác phát sinh, tái sử dụng và tái chế rác thải một cách tốt nhất. Các chƣơng trình giáo dục bao gồm:

Tổ chức các cuộc thi âm nhạc hoặc biểu diễn thời trang bằng cách chế tạo các bộ trang phục hoàn toàn bằng những vật dụng có thể tái chế lại đƣợc.

Các trƣờng học thƣờng xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa về làm sạch môi trƣờng mỗi năm ít nhất 2 lần.

Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn dành cho cán bộ, công chức về công tác nhận thức, hành động và tuyên truyền. Phải coi kiến thức về công tác môi trƣờng là một tiêu chí đánh giá và khen thƣởng để công nhận một cán bộ, công chức có năng lực.

Xây dựng chiến lƣợc cụ thể, tạo dựng niềm tin cho ngƣời dân về hiệu quả của mô hình 3Rs mang lại.

a. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và mô hình 3Rs nói riêng.

Xây dựng, hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả Luật bảo vệ môi trƣờng và những quy định liên quan, tăng cƣờng áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt về kinh tế - kỹ thuật và khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân áp dụng kỹ thuật và công nghệ.

Xây dựng và ban hành Luật tái chế, coi chất thải trong nƣớc là tài nguyên, hƣớng tới giảm thiểu tối đa lƣợng chất thải phải xử lý bằng cách chôn lấp.

b. Tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải.

 Thiết lập các tổ chức quản lý hành chính hiệu quả, kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng ở cấp Trung ƣơng đến các địa phƣơng.

 Rà soát các ngành kinh tế tác động nhiều tới tài nguyên, môi trƣờng, các ngành sử dụng tài nguyên không hiệu quả. Phải xây dựng chiến lƣợc và thực hiện mô hình 3Rs theo hƣớng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế một cách

70

tối đa hóa lợi ích mà mô hình mang lại. Hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng sinh thái.

 Đẩy mạnh, phát triển, áp dụng rộng rãi đến những công nghệ và thực hành khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

 Có chính sách ƣu đãi đối với nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển, sản xuất và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm xanh/sinh thái.

 Phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại thân thiện với môi trƣờng, nghiên cứu đƣa ngành này vào quy hoạch ngành công nghiệp môi trƣờng.

 Hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để hiện đại hóa hoạt động tái chế ở các làng nghề. Loại bỏ các công nghệ cũ lạc hậu, độc hại đối với sức khỏe ngƣời lao động và gây ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề tái chế.

 Đối với việc tái chế rác thải sinh hoạt, Nhà nƣớc có thể tăng cƣờng đầu tƣ cho phƣơng thức này bằng cách ủng hộ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu là rác thải sinh hoạt qua các hình thức giảm thuế cho các sản phẩm này. Ngƣợc lại, tăng thuế đối với sản phẩm, hàng hóa chỉ sử dụng đƣợc một lần.

c. Hợp tác quốc tế

 Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế về công nghệ và kỹ thuật của các nƣớc tiên tiến nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hóa để tối thiểu lƣợng rác thải phát sinh.

 Tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học tập kinh nghiệm, hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trƣờng.

 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nƣớc trong thực hiện chiến lƣợc giảm thiểu rác thải.

 Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tƣ nhân và nhà nƣớc trong hợp tác quốc tế thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

 Tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam cam kết và tham gia tích cực vào các hoạt động của các công ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế “xanh, sạch, đẹp”.

71

CHƢƠNG 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với tốc độ phát triển nhƣ hiện nay, ở Việt nam nói chung và ở cả Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nói riêng thì mật độ dân số sẽ ngày càng đông hơn, những khoảng không gian dành cho thiên nhiên sẽ bị giảm đi đáng kể. Trong khi đó nhu cầu của ngƣời dân thì lại càng tăng thêm, chính vì thế giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu nhằm góp phần mở rộng không gian sống, giảm thiểu lƣợng rác phát sinh, tăng cƣờng tái chế để cải thiện môi trƣờng sống cũng nhƣ góp phần bảo vệ môi trƣờng cho toàn thế giới. Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác sinh hoạt là việc mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm đƣợc. Tại Việt Nam cũng đã có một số tỉnh thành nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng... đã áp dụng mô hình 3Rs này bằng cách phân loại rác là chủ yếu, tuy nhiên chỉ thực hiện trong khoảng thời gian phát động mô hình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng mô hình 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại Cần Thơ và Hậu Giang”. Qua điều tra và khảo sát thực tế có thể thấy địa lý sinh sống, thói quen sinh hoạt và thực trạng quản lý rác thải trong hộ gia đình có nhiều nét tƣơng đồng. Hiểu biết của ngƣời dân trên cả hai địa bàn về vấn đề thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt khá tốt, tuy nhiên mức đồng thuận tham gia mô hình chƣa cao. Song tỷ lệ hộ gia đình có thói quen bán phế liệu tƣơng đối cao (70%), đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc tái chế rác thải để tạo ra các loại hàng hóa có ích đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân mà không làm nguy hại đến môi trƣờng.

Các nhân tố có ý nghĩa và ảnh hƣởng đến việc áp dụng mô hình là yếu tố trình độ học vấn, tổng thu nhập, số thành viên trong gia đình và phần trăm tham gia của cộng đồng. Qua thực hiện phân tích hồi quy, trình độ học vấn càng cao thì càng ít tham gia mô hình 3Rs, tuy nhiên, số thành viên càng nhiều thì tỷ lệ tham gia càng nhiều, tƣơng tự thu nhập càng cao thì họ càng quan tâm đến các yếu tố sức khỏe, bảo vệ môi trƣờng hơn. Việc phần trăm tham gia của cộng đồng càng cao thì tỷ lệ các hộ gia đình tham gia mô hình sẽ cao hơn, điều này có nghĩa là xu hƣớng tham gia do bị lôi cuốn bởi những ngƣời xung quanh, mong muốn đƣợc hƣởng lợi ích từ việc tham gia mô hình và có ý thức trách nhiệm đối với việc quản lý rác thải của gia đình.

Việc triển khai mô hình này cần nhiều thời gian trong công tác tuyên truyền và thuyết phục các hộ gia đình chuyển đổi thói quen cũ để thực hiện

72

các phƣơng thức giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải. Mô hình 3Rs cần đƣợc thực hiện trên phạm vi rộng – toàn quốc là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình 3Rs một cách bền vững. Yếu tố thành công quan trọng nhất là cần sự đầu tƣ tập trung của Nhà nƣớc và sự ủng hộ, có ý thức tự giác từ cộng đồng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Sau khi thu thập thực tế và phân tích kết quả thì có một số kiến nghị sau đây nhằm góp phần nâng cao vấn đề giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải sinh hoạt trong tƣơng lai tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, giúp ngƣời dân hiểu rõ mục đích của mô hình 3Rs, từ đó thúc đẩy tối đa mức độ tham gia vào tình hình bảo vệ môi trƣờng chung trên toàn cầu.

Đối với hộ gia đình:

Cần có ý thức trong bảo vệ sức khỏe và môi trƣờng kết hợp với sự hiểu biết và nỗ lực để thực hiện một trong những hành động của mô hình 3Rs về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt. Thay đổi tập quán, lối sống sao cho ít sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên và phát ra ít chất thải, đặc biệt đối với một số phƣơng thức tiêu biểu sau:

 Đem theo giỏ hoặc làn khi đi chợ, sử dụng các loại túi giấy hoặc túi thân thiện với môi trƣờng để giảm lƣợng bọc nilong không phân hủy đƣợc gây ô nhiễm môi trƣờng.

 Khi muốn ăn ở ngoài thì nên đến tại chỗ ăn hoặc đem theo cà mên hoặc ly ca để hạn chế tối đa sản phẩm chỉ sử dụng một lần.

 Các hộ gia đình giữ lại những vật liệu có giá trị nhƣ giấy, carton, nhựa, kim loại và bán lại cho những nơi thu mua phế liệu sau đó đƣợc các cơ sở xử lí và tái chế lại thành những sản phẩm mới. Điều này góp phần vào một trong những thành công của mô hình 3Rs vì tái chế lại rác thải sẽ tiết kiệm đƣợc nguồn tài nguyên, tránh việc khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt.

 Sử dụng rác thải sinh hoạt để tạo ra phân hữu cơ, phân vi sinh bón cho cây trồng.

 Ƣu tiên sử dụng sản phẩm có vòng đời lâu dài và sửa chữa đƣợc.

 Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng – các sản phẩm, hàng hóa qua quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hƣởng tiêu cực đối với môi trƣờng.

73

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở tái chế:

Cần tập trung vào khảo sát nghiên cứu để mau chóng ứng dụng các công nghệ phân loại rác thải theo hƣớng tái chế, tái sử dụng, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm diện tích đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Bên cạnh việc sản xuất tái chế rác thải, các doanh nghiệp hoặc cơ sở tái chế cần tập trung thiết kế mẫu mã trên các túi thân thiện. Tạo tính tiện lợi, dễ sử dụng, không gây bất tiện trong quá trình mua sắm, đặc biệt các loại túi đựng thức ăn có độ an toàn cao, đúng tiêu chuẩn.

Đối với Nhà nước

Đối với việc thông tin tuyên truyền cần đẩy mạnh hoạt động và vai trò của các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, hƣớng dẫn các hành vi thân thiện với môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng.

Giáo dục ngƣời dân có lối sống và đạo đức, tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng dồng, tạo ý thức chia sẻ công bằng đối với việc giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trƣờng giữa con ngƣời với nhau, giữa thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau.

Cần có chính sách khuyến khích ngƣời dân giảm thiểu rác thải. Để giúp ngƣời dân thực hiện mô hình giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế một cách hiệu quả cần có lực lƣợng hƣớng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở, giám sát, tuyên truyền, vận động và gần gũi với ngƣời dân.

Cần phải hỗ trợ về mặt tài chính để thành lập một số doanh nghiệp thu gom phế liệu với giá ƣu đãi để thúc đẩy việc thực hiện thu gom phân loại các loại rác thải có thể tái chế đƣợc. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần có thêm chính sách hỗ trợ về tài chính, hạ tầng kĩ thuật, an ninh nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp đang phát triển có các công nghệ xử lý rác thải mới nhằm giảm bớt nhập khẩu thiết bị và công nghệ từ nƣớc ngoài mang lại lợi ích kinh tế, giảm lƣợng chất thải đem bỏ cuối cùng đến mức thấp nhất.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Báo Cần Thơ, Cần Thơ: Tỷ lệ xử lý rác thải đạt khoảng 80%

http://www.baomoi.com/Can-Tho-Ty-le-xu-ly-rac-thai-dat-khoang- 80/148/14280722.epi [truy cập ngày 19/10/2014] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo của UBND quận Bình Thủy, 2013. Tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân về phát triển kinh – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2011). Báo cáo môi trƣờng quốc gia (2011). http://vea.gov.vn/vn/hientrangmoitruong/baocaomtquocgia/Pages/C%C 3%B4ng-b%E1%BB%91-B%C3%A1o-c%C3%A1o-m%C3%B4i- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Qu%E1%BB%91c-gia-n%C4%83m- 2011.aspx [truy cập ngày 10/9/2014]

Chính phủ (2007). Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn. Hà Nội.

Lê Hoàng Việt, 1998. Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn. Đại học Cần Thơ.

Lê Huy Bá (2000). Sinh thái môi trƣờng đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lân Dũng (2005). Biến rác thành hàng hóa. http://vietsciences.free.fr/ [truy cập ngày 1/10/2014]

Nguyễn Ngọc Nông (2011). Đề tài cấp bộ “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên”. Tổng cục thống kê http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714

[truy cập ngày 19/10/2014]

Trần Thị Mỹ Diệu (2010). Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đại học Văn Lang.

Trần Hiếu Nhuệ (2008). Giáo trình Quản lý chất thải rắn, tập 1.

Trung tâm xúc tiến đầu tƣ – thƣơng mại – du lịch Thành phố Cần Thơ http://canthopromotion.vn/home/index.php/gi%E1%BB%9Bi-

thi%E1%BB%87u/tt-x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t-tm- dl/9-tin-dau-tu/685-n%C4%83m-2014,-c%E1%BA%A7n-th%C6%A1- ph%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BA%A5u-t%C4%83ng-

75

tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-kinh-t%E1%BA%BF- %C4%91%E1%BA%A1t-12,5 [truy cập ngày 1/10/2014]

TIẾNG ANH

Chu, P-Y. And Chiu, J-F (2003), Factors Influencing Household Waste Recycling Behavior: Test of an integrated Model. Journal of Applied Social Psychology, pp 604-626.

Fabzy Abdul – Rahman (Revised 2014) at New Mexico State University. Reduce – Reuse – Recycle: Alternatives for waste management.

Farley and Fiona, 2011. Information for Primary School Teachers - Environmental Awareness. GIZ

Gamba, R. e Oskamp, S. (1994). Factors influencing community residents’ participation in commingled curbside recycling programs.

Environment and Behavior, pp 587-612.

INVENT, 2009. Innovative Education Modules and Tools for the Environmental Sector, particularly in Integrated Waste Management. Cẩm nang của dự án INVENT.

McGrawHil (2002). Handbook of Solid Waste management.

McGraw-Hill (1993). Integrated Solid Waste Management. Rahman

Nala Nala Raajje et.al., 2009. Waste Awareness Resource Kit: Community. Environment Research Centre and Live & Learn Environmental Education.

National 3Rs Strategy Development - A progress report on seven countries in Asia from 2005 to 2009.

Pukrittayakamee (2010). Community-scale Integrated Solid Waste Management System. A thesis submitted in partial fulfilment for the requirement of degree in Master of Science in Renewable Energy Systems and the Environment, pp 12.

Rafia (2011), Enviromental Monitoring and Assessment, Volume 179, Issue1- 4, pp509519. http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs10661-010- 1753-4#page-1 [truy cập ngày 8/9/2014]

Rebecca Hartmann và Phạm Thùy Dƣơng (2013). Sổ tay hƣớng dẫn nƣớc, rác thải và vệ sinh.

76

Taylor, S., e Todd, P. (1995). An integrated model of waste management behavior: A test of household recycling and composting intentions. Environment and Behavior, pp 603-630. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Valle, P.O.; Reis, E.; Menezes, J.; Rebelo, E. (2004). Behavioral determinants of household recycling participation: The portuguese case

Environment and Behavior, pp 505-540.

Visvanathan and Prem Ananth, 2007. 3Rs practices for municipal solid waste management in Asia. Asian Institute of Technology, Thailand.

81

BẢNG CÂU HỎI

Xin chào! Tôi tên………, sinh viên khoa Kinh tế - QTKD, trƣờng ĐH Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình tại………….”. Ông/Bà vui lòng dành cho tôi ít thời

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 80)