PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 34)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng các thông tin về rác thải sinh hoạt hiện nay và hiện trạng áp dụng mô hình 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).. Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp đƣợc thu thập qua internet, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê của Cần Thơ và Hậu Giang, các Nghị định, thông tƣ của chính phủ, các nguồn số liệu sách báo chuyên ngành trên các địa chỉ Web trong và ngoài nƣớc.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang qua bảng câu hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn. Phƣơng pháp chọn đối tƣợng phỏng vấn là phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lƣờng là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 quan sát, ta có cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức sau:

n ≥ 50 + 5p (2.1) Trong đó: n là số mẫu tối thiểu.

p: là số biến độc lập trong mô hình.

Từ công thức (2.1) và xét theo số biến độc lập trong mô hình Binary Logistic bao gồm các biến: tuổi, giới tính, thu nhập, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, bán phế liệu và phần trăm tham gia của cộng đồng. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu là:

n ≥ 50+ 5×10 = 100

Từ công thức (2.1) và cân nhắc về mặt thời gian và nhân lực, số mẫu đƣợc lấy là 120 quan sát.

Bên cạnh đó, căn cứ trên khu vực hành chính, vị trí khoảng cách của các hộ gia đình và căn cứ trên phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Tại mỗi phƣờng thuộc khu vực nghiên cứu, phỏng vấn viên đến từng hộ gia đình để trình bày

23

mục tiêu của đề tài. Nếu đƣợc chấp thuận của đối tƣợng phỏng vấn, phỏng vấn viên sẽ bắt đầu phỏng vấn. Nếu không, phỏng vấn viên sẽ đến hộ gia đình tiếp theo trong vùng nghiên cứu. Công tác chọn mẫu nên số quan sát sẽ đƣợc chia đều cho hai địa bàn: 60 quan sát tại Cần Thơ và 60 quan sát tại Hậu Giang.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

 Thống kê mô tả dùng để mô tả thông tin đáp viên và thông tin hộ gia đình đáp viên. Bên cạnh đó, thống kê mô tả dùng để phân tích thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang qua đó đánh giá mức độ áp dụng 3Rs của ngƣời dân. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả là: bảng tần số, các đại lƣợng thống kê mô tả nhƣ số trung bình cộng, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn.

 Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh đƣợc để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tƣợng, quy trình kinh tế. Với y0 là mức độ của hiện tƣợng nghiên cứu ở kỳ gốc, Y1 là mức độ của hiện tƣợng nghiên cứu ở kỳ báo cáo, ta có:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tƣợng kinh tế.

= y1- y0

- So sánh số tƣơng đối: là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.

 Sử dụng phân tích bảng chéo (crosstabbulation) trong phần mềm SPSS 16.00: Kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phƣơng (Chi-square) để phân tích mối quan hệ giữa các biến:

 Trình độ học vấn và quyết định tham gia vào mô hình 3Rs của Cần Thơ và Hậu Giang.

 Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định tham gia vào mô hình 3Rs của Cần Thơ và Hậu Giang.

 Mối quan hệ giữa bán phế liệu và quyết định tham gia vào mô hình 3Rs của Cần Thơ và Hậu Giang.

 Sử dụng kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể (Indepdent Samples T-Test): Kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm biểu hiện định tính và biến định lƣợng. Các biến định lƣợng bao gồm: tuổi đáp

24

viên, tổng thu nhập của gia đình, số thành viên gia đình, phần trăm tham gia của cộng đồng và biến định tính là quyết định tham gia vào mô hình của đáp viên.

 Sự khác biệt giữa tuổi đáp viên với nhận thức đáp viên về phận loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

 Sự khác biệt giữa tổng thu nhập trung bình hộ gia đình đáp viên với quyết định có hoặc không tham gia vào mô hình 3Rs.

 Sự khác biệt giữa số thành viên trong gia đình với quyết định có hoặc không có tham gia vào mô hình 3Rs.

 Sự khác biệt giữa biến phần trăm tham gia của cộng đồng với quyết định có hoặc không tham gia vào mô hình 3Rs.

 Sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của đáp viên với việc áp dụng 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại Cần Thơ và Hậu Giang. Đề tài sử dụng hàm hồi quy với mô hình logistic, mô hình hồi quy logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hƣởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với biến phụ thuộc nhƣ thế nào. Hàm hồi quy nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loge         ) 0 ( ) 1 ( Y P Y P = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + + β8X8+ β9X9+ β10X10 (2.2) Trong đó:

- Biến phụ thuộc Y là biến đƣợc đo lƣờng bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có tham gia mô hình, 2 là không tham gia). Các biến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số thành viên trong gia đình, bán phế liệu, phần trăm tham gia của cộng đồng là các biến độc lập (biến giải thích).

- Biến độc lập:

+ Giới tính (gioitinh): Là giới tính của đáp viên, đƣợc mã hóa là 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ. Theo quan điểm văn hóa Việt Nam, phụ nữ thƣờng là ngƣời thƣờng xuyên làm việc nhà nhƣ nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa, họ có thói quen tiêu dùng tiết kiệm và quản lý rác thải sinh hoạt của gia đình nên biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng đến quyết định tham gia vào mô hình.

25

+ Độ tuổi (tuoi): Là tuổi của đáp viên, tuổi đáp viên càng trẻ thì ý thức về môi trƣờng và sự nhìn nhận về lợi ích khi tham gia mô hình càng cao. Nên biến này đƣợc kỳ vọng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình.

+ Trình độ học vấn (trinhdohv): Là trình độ học vấn của đáp viên, bao gồm có các cấp bậc học nhƣ sau: cấp 2, cấp 3, trên cấp 3. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình, có nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì

+ Thu nhập (thunhap): Là tổng thu nhập hàng tháng của HGĐ đáp viên. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình, nghĩa là HGĐ có tổng thu nhập hàng tháng cao thì quyết định tham gia vào mô hình càng cao.

+ Số thành viên gia đình (sotvgd): Là số thành viên trong gia đình của đáp viên. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng cùng chiều với quyết định tham gia vào mô hình 3Rs, nghĩa là số thành viên trong gia đình càng nhiều thì quyết định tham gia vào mô hình càng cao.

+ Bán phế liệu (banphelieu): việc có bán phế liệu hay không của đáp viên đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng đến quyết định tham gia vào mô hình 3Rs. Có nghĩa là việc bán phế liệu nhằm hƣớng đến mục đích là tái chế lại rác thải nên việc chấp nhận tham gia vào mô hình 3Rs sẽ dễ dàng hơn.

+ Ảnh hƣởng tham gia của cộng đồng (tgcongdong): là phần trăm tham gia của cộng đồng làm ảnh hƣởng đến quyết định của các cá nhân đối với việc tham gia vào mô hình 3Rs. Hiệu ứng từ cộng đồng sẽ thúc đẩy các cá nhân có động lực hơn, nghĩa là phần trăm cộng đồng tham gia càng nhiều thì quyết định tham gia của các cá càng nhân càng cao.

+ Tỉnh (tinh): Biến tỉnh tham gia vào mô hình để biết đƣợc giữa Cần Thơ và Hậu Giang có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia vào mô hình 3Rs hay không.

26

Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic.

Biến số Diễn giải Kỳ vọng

Giới tính (X1) Biến giả, nhận giá trị 1 nếu đáp viên có giới

tính là Nam, 0 nếu là Nữ. +

Độ tuổi (X2) Là tuổi của đáp viên (Số tuổi). + Cấp 2 (X3) Trình độ học vấn của đáp viên đƣợc thể hiện

bởi các cấp học. Biến này đƣợc mã hóa nhƣ sau: 1 = cấp 2; 0 = khác 1 = cấp 3; 0 = khác 1 = trên cấp 3; 0 = khác + Cấp 3 (X4) Trên cấp 3 (X5) Tổng thu nhập (X6)

Tổng thu nhập của các thành viên trong hộ gia

đình đáp viên. (Triệu đồng) +

Số thành viên (X7)

Là số thành viên trong gia đình của đáp viên.

(Số ngƣời) +

Bán phế liệu (X8) Biến giả, đƣợc mã hóa là: X9 =1 nếu có bán

phế liệu, X9 =0 nếu không có bán phế liệu. +

Tham gia của cộng đồng (X9)

Tham gia của cộng đồng là phần trăm ảnh hƣởng từ sự tham gia của cộng đồng làm cho các cá nhân có động lực trong việc áp dụng mô hình 3Rs (Phần trăm).

+

Tỉnh (X10) Biến giả, đƣợc mã hóa là 1 nếu là Thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Giới thiệu chung về Thành phố Cần Thơ

Hình 3.5:Bảng đồ ĐBSCL thể hiện địa điểm nghiên cứu ở thành phố Cần Thơ.

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tổng diện tích của Thành phố Cần Thơ là 1.409,0 km2

, diện tích nội thành là 53 km2 (Tổng cục thống kê 2014), Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đƣờng nam sông Hậu (quốc lộ 91C).

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu.

28

- Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long - Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang

- Phía nam giáp tỉnh Hậu Giang

Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây Sông Hậu, trên trục giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nƣớc. Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang. Nhƣ vậy, hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính là 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. Có 67 đơn vị hành chính phƣờng, xã, thị trấn: 30 phƣờng, 33 xã và 4 thị trấn.

b.Đặc điểm địa hình

Địa hình thành phố Cần Thơ tƣơng đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam. Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thƣờng bị ngập úng vào mùa mƣa lũ tháng 9 hàng năm.

c. Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tƣơng đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm, cao nhất không vƣợt quá 280C, thấp nhất không dƣới 170C, mỗi năm có khoảng 2.500 giờ nắng với số giờ nắng bình quân 7h/ngày, độ ẩm trung bình 82% và dao động theo mùa.

3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tƣơng đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa có trên 14,6 vạn ha, chiếm 49,6% diện tích tự nhiên, hình thành một vùng rộng lớn, trải dài từ Thốt Nốt qua Ô Môn đến thành phố Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ còn một số loại đất khác, trong đó có đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn nhƣng không nhiễm mặn. Nhìn chung, khí hậu và thổ nhƣỡng Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

b. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Cần Thơ bƣớc đầu cũng đã tìm thấy một số loại khoáng sản cho phép khai thác quy mô công nghiệp. Than bùn có ở các quận, huyện Ô

29

Môn và Thốt Nốt. Riêng than bùn ở Ô Môn đã có trữ lƣợng 150 nghìn tấn. Sét gạch ngói đã phát hiện đƣợc 3 điểm lớn, chất lƣợng tốt với tầng đất dày 1 – 2 m và tổng trữ lƣợng khoảng 16,8 triệu m3. Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nƣớc khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lƣu áp 16 lít/s.

3.1.1.3 Tiềm năng phát triển của Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km, là nơi hội tụ, đầu mối giao thông huyết mạch bằng đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng không với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi và các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhà đầu tƣ từ thành phố Cần Thơ đến các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, về đƣờng hàng không, Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt chuẩn là sân bay quốc tế, nhà ga có công suất 2 triệu lƣợt khách mỗi năm, đáp ứng những tuyến di chuyển quan trọng của các nhà đầu tƣ.

Hệ thống cảng đƣợc nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT. Cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lƣợng 40.000 tấn, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới đƣợc xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006, đang triển khai đầu tƣ giai đoạn II.

Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hƣớng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ƣu thế sông nƣớc, miệt vƣờn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dƣỡng của khách du lịch trong và ngoài nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia, thành phố có hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có đầy đủ các loại hình đào tạo giáo dục, y tế... Đặc biệt có trƣờng Đại học Cần Thơ là trƣờng đại học đứng thứ 2 cả nƣớc. Đây là ƣu thế nổi trội của thành phố Cần Thơ so với các tỉnh, thành trong khu vực, giúp Cần Thơ sớm trở thành nơi phát triển dịch vụ Giáo dục và

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 34)