CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CỦA

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 61)

(3Rs) CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG

4.3.1 Các hoạt động về giảm thiểu rác thải của các hộ gia đình tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Việc áp dụng mô hình 3Rs có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý và giảm thiểu rác thải tại nguồn đối với từng hộ gia đình và từng cá nhân trong khi môi trƣờng đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng. Giảm thiểu là chữ R đầu tiên (Reduce) của một trong 3 mục tiêu quan trọng trong mô hình 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế). Tránh không cho lƣợng rác thải phát sinh ra môi trƣờng là mục tiêu mà nội dung này muốn hƣớng đến, vì thế trong cuộc khảo sát đã đề ra một số phƣơng thức thực hiện nhằm giảm thiểu sự phát sinh của rác thải. Qua các hành động có thể thấy đƣợc sự hiểu biết của ngƣời dân đối với việc giảm thải. Các hành động đƣợc đề cập đến trong cuộc nghiên cứu là đem túi giỏ khi đi chợ, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, sử dụng camen, tô, ly, ca khi mua đồ ăn, thức uống, mua các sản phẩm lâu bền có thể sử dụng lại nhiều lần, chỉ mua các sản phẩm cần thiết hay mua các sản phẩm có bao bì lớn thay vì mua từng sản phẩm gói nhỏ…

50

Bảng 4.12: Các hoạt động về giảm thiểu rác thải của hộ gia đình trong mô hình 3Rs tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Đơn vị: % Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60)

Đem túi hoặc giỏ riêng khi đi chợ 36,7 45,0 40,8 Sử dụng các sản phẩm thân thiện

môi trƣờng 26,7 50,0 38,3

Sử dụng camen, tô khi mua thức ăn

ngoài tiệm 30,0 35,0 32,5

Sử dụng ly, ca để mua nƣớc uống 10,0 48,3 29,2 Mua sản phẩm lâu bền, tiêu dùng

đƣợc nhiều lần 86,7 53,3 70,0

Chỉ mua các hàng hóa cần thiết 81,7 41,7 61,7

Mua sản phẩm bao bì lớn thay vì gói

nhỏ 66,7 51,7 59,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Theo bảng 4.12, việc mua sản phẩm lâu bền, tiêu dùng đƣợc nhiều lần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các sự lựa chọn là 70,0%. Trong đó tại Cần Thơ tỷ lệ này cũng đạt ở mức rất cao 86,6% so với Hậu Giang là 53,3%. Điều này có nghĩa là phần lớn các hộ gia đình đều biết rằng mua sản phẩm có tuổi đời cao và chất lƣợng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi cùng với tiêu chí này thì mua sản phẩm bao bì lớn tránh mua những sản phẩm có gói nhỏ cũng làm giảm lƣợng rác thải ra ở mỗi hộ gia đình. Theo số liệu thống kê thì có 59,2% ngƣời lựa chọn tiêu chí này. Theo thực tế khi đƣợc hỏi, các đáp viên đều cho rằng mua các vật dụng đồ dùng trong gia đình có giá trị nhƣ tivi, tủ lạnh...thì nên lựa chọn các thƣơng hiệu có uy tín, tránh mua những đồ dùng mang tính giảm giá hoặc thanh lý. Mua tô, chén, dĩa bằng sành sứ, tránh mua bằng nhựa mỏng, dễ hƣ, đặc biệt là áo mƣa thì nên mua loại bằng vải nhựa dẻo, dày không nên mua loại áo mƣa bằng nilong mỏng, dễ rách chỉ xài đƣợc một lần. Đồng thời, mua những sản phẩm có số lƣợng lớn nhƣ mua một bịch xà bông loại 4 đến 5kg thay vì phải mua nhiều lần loại 0,5 đến 1kg, mua sữa hoặc cà phê thì nên mua lon, chai hoặc bình lớn thay vì mua từng gói nhỏ nhiều lần... Nói chung các hành động này đều nhằm mục đích giảm thiểu rác, ngăn ngừa việc phát sinh một cách tối đa.

Theo số liệu tổng hợp đƣợc thì đối với việc sử dụng ly ca để mua nƣớc ở bên ngoài thì tỷ lệ ngƣời chọn là không cao 29,2%, trong khi đó việc sử dụng

51

cà mên, tô để mua thức ăn ở bên ngoài thì cao hơn chiếm tỷ lệ 32,5%. Tuy vậy, tình hình cụ thể tại các vùng có sự chênh lệch giữa nhóm ngƣời có thực hiện và không thực hiện. Tại Cần Thơ việc đem theo vật đựng đồ ăn thức uống khi mua ở bên ngoài thì có rất ít ngƣời thực hiện, trong tổng số 60 ngƣời đƣợc hỏi thì chỉ có 18 ngƣời sử dụng đồ đựng thức ăn và 6 ngƣời có đem theo ly, ca để đựng nƣớc mua ngoài tiệm. Điều này cho thấy tỷ lệ thực hiện hành động này là rất thấp. Việc đem theo đồ đựng nhƣ vậy, các đáp viên đều cho rằng là do bất tiện, khi mua ở ngoài về bằng hộp nhựa hoặc bọc nilong thì dễ dàng đem về hơn. Tuy nhiên, ở nhóm ngƣời có thực hiện thì đều biết rằng khi đem theo đồ đựng thì sẽ sạch sẽ và tốt cho sức khỏe hơn, vì nếu đựng đồ nóng trong bọc nilong hay hộp nhựa thì chất nhựa nilong tiết ra thấm vào thức ăn sẽ gây tổn hại đến sức khỏe con ngƣời. Nói chung, việc mua đồ ăn hay thức uống ở ngoài về nhà thì nguy cơ phát sinh rác là rất cao nhƣ: hộp nhựa, ống hút hay muỗng nhựa... và đặc biệt là bọc nilong. Điều này chứng tỏ tiêu chí này sẽ làm giảm đƣợc lƣợng rác phát thải, một trong những mục tiêu quan trọng của mô hình 3Rs.

Theo số liệu thống kê thực tế, trong tổng số 120 ngƣời thì có 40,8% ngƣời sử dụng túi hoặc giỏ riêng khi đi chợ. Riêng ở Cần Thơ là 36,7% và ở Hậu Giang là 45%, tỷ lệ ngƣời sử dụng giỏ khi đi chợ chứng minh đƣợc rằng nhóm ngƣời này có xu hƣớng bảo vệ môi trƣờng, tránh phát sinh rác trong quá trình sinh hoạt của hộ gia đình. Việc làm này mang lại điểm tích cực cho mô hình bởi khi đem theo giỏ riêng, họ sẽ không nhận thêm bọc nilong trong khi không đem giỏ thì mỗi sản phẩm mua về họ đều phải lấy từ 1 đến 2 cái bọc nilong. Tuy nhiên, nhóm ngƣời không đem giỏ chiếm tỷ lệ cao hơn là 59,2%, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng vẫn là do sự bất tiện khi đem giỏ theo. Nếu đi một mình họ không thể mua nhiều đƣợc vì không chở đƣợc hoặc khi mua thực phẩm khô thì không thể để chung với thực phẩm ƣớt và có một số ngƣời cho rằng họ “ngại, làm biếng” đem theo giỏ vì không thấy ai đem nên họ cũng không đem. Tƣơng tự nhƣ tiêu chí này thì việc sử dụng sản phẩm thân thiện môi trƣờng cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu rác.

Qua cuộc khảo sát cho thấy, việc chỉ mua những hàng hóa cần thiết cũng đạt mức tỷ lệ khá cao là 61,7%. Tại Cần Thơ, hơn 80% hộ gia đình sử dụng tiêu chí này còn ở Hậu Giang chỉ tiêu nay chƣa quá 50% số ngƣời lựa chọn. Chỉ tiêu mua những hàng hóa cần thiết đƣợc đƣợc nhóm ngƣời thực hiện đều cho rằng việc làm này để tiết kiệm chi tiêu, tránh mua sắm hàng hóa hay thực phẩm một cách vô thức và thừa thãi, tránh việc thích thì sẽ mua trong khi chƣa có nhu cầu sử dụng nhƣ quần áo, mỹ phẩm, sách báo...

52

Việc sử dụng sản phẩm có ích cho môi trƣờng vẫn còn nhiều bất cấp, vì ở nƣớc ta chƣa có nhiều các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, 38,3% ngƣời sử dụng sản phẩm “xanh” là do khi mua hàng tại siêu thị họ không đƣợc nhận bọc nilong khi mua hàng mà phải mua những túi bảo vệ môi trƣờng do siêu thị cung cấp, khi hàng hóa quá nhiều họ sẽ đƣợc đóng vào các thùng giấy cạc tông. Việc thực hiện tiêu chí này của hai vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng 4.12, tại Hậu Giang phần trăm ngƣời sử dụng sản phẩm thân thiện môi trƣờng là 50%, tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu ở Cần Thơ thì tiêu chí này chỉ thực hiện ở mức thấp hơn là 26,7%.

Từ kết quả của bảng 4.13, việc đem túi hoặc giỏ riêng khi đi chợ (25%) là hoạt động giảm thiểu rác thải sinh hoạt đƣợc các hộ gia đình nhận định là hiệu quả nhất. Giải thích cho điều này, thì các hộ gia đình đều cho rằng đem túi khi đi chợ sẽ giảm đƣợc lƣợng bọc ni lông đáng kể, vì phần lớn rác thải sinh hoạt chủ yếu là bọc ni lông không thể phân hủy đƣợc gây ô nhiễm môi trƣờng.

Bảng 4.13 Đánh giá về hoạt động giảm thiểu hiệu quả nhất của các hộ gia đình trong mô hình 3Rs ở Cần Thơ và Hậu Giang

Đơn vị tính: % Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60)

Đem túi hoặc giỏ riêng khi đi chợ 36,70 13,30 25,00 Sử dụng các sản phẩm thân thiện môi

trƣờng 16,70 16,70 16,70

Mua sản phẩm bao bì lớn thay vì gói

nhỏ 10,00 20,00 15,00

Sử dụng camen, tô khi mua thức ăn

ngoài tiệm 11,70 13,30 12,50

Chỉ mua các hàng hóa cần thiết 11,70 13,30 12,50 Mua sản phẩm lâu bền tiêu dùng đƣợc

nhiều lần 10,00 11,70 10,80

Sử dụng ly, ca để mua nƣớc uống 3,30 11,70 7,50

Tổng 100,00 100,00 100,00

53

4.3.2 Các hoạt động về tái sử dụng của các hộ gia đình tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang

Trong trƣờng hợp không thể tránh khỏi phát sinh chất thải (giảm thiểu) cần cố gắng tăng tái sử dụng và tái chế tối đa trƣớc khi loại bỏ chúng ra môi trƣờng. Từ điều tra thực tế, có thể thấy các hoạt động của tái chế - R thứ hai (Reuse) trong mô hình 3Rs đƣợc phần lớn các hộ gia đình sử dụng mà họ không biết mình đang góp phần thành công của mô hình nói riêng và bảo vệ môi trƣờng sống nói chung. Trong bảng 4.14, thể hiện các phƣơng thức đơn giản, dễ thực hiện, đề cập trong nghiên cứu đƣợc hộ gia đình chọn bao gồm các hành động tái chế lại rác thải bao gồm: rửa sạch vỏ chai và sử dụng lại chúng để đựng nƣớc hoặc các thứ khác; sử dụng bọc nilong cũ để đựng đồ hay làm túi đựng rác; để lại dây thun, nilong để buộc đồ; dùng thùng cạc tông, giấy cũ để gói đồ; đem quần áo, sách vở cũ cho ngƣời thân, bạn bè; thức ăn thừa đem cho vật nuôi và dùng vỏ dừa khô để làm chất đốt.

Bảng 4.14: Các hoạt động về tái sử dụng rác thải của hộ gia đình trong mô hình 3Rs tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Đơn vị: % Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60) Rửa sạch vỏ chai và sử dụng lại chúng để

đựng nƣớc hoặc các thứ khác

58,30 50,00 54,20

Sử dụng lại bọc nilong cũ còn nguyên để đựng đồ hay làm túi dựng rác

75,00 46,70 60,80

Để lại dây thun, nilong để buộc đồ 55,00 60,00 57,50 Dùng thùng cạc tông, giấy cũ để gói đồ 40,00 56,70 48,30 Đem quần áo, giày dép, sách vở cũ cho

ngƣời thân hay đem từ thiện

86,70 45,00 65,80

Thức ăn thừa đem cho vật nuôi 33,30 48,30 40,80

Vỏ dừa phơi khô làm chất đốt 16,70 48,30 32,50

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Từ bảng 4.14, trên địa bàn Cần Thơ và Hậu Giang các mức độ thực hiện về tái sử dụng chênh lệch không nhiều. Mức độ thực hiện việc đem quần áo, giày dép, sách vở cũ còn dùng đƣợc cho ngƣời thân hoặc quyên góp từ thiện chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,8% và tỷ lệ sử dụng vỏ dừa phơi khô để làm chất đốt đạt tỷ lệ thấp nhất là 32,5%. Việc tái sử dụng là việc sử dụng lại sản phẩm

54

hoặc một phần sản vào chính mục đích cũ hoặc mục đích mới điển hình nhƣ khi uống hết nƣớc trong chai nƣớc suối các hộ gia đình lấy đựng nƣớc ở nhà nấu hoặc đem chai nƣớc đó đựng rƣợu hoặc dầu ăn... Phƣơng thức này đƣợc các hộ gia đình thƣờng xuyên thực hiện đạt mức tỷ lệ là 54,2%. Việc sử dụng lại bọc nilong cũ, còn nguyên để đựng đồ hoặc đựng rác ở Cần Thơ chiếm tỷ lệ 75% cao hơn nhiều so với ở Hậu Giang là 46,7%. Thức ăn thừa đem cho vật nuôi heo, chó, gà... cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 40,8% , trong đó ở Cần Thơ đạt 33,3% và ở Hậu Giang đạt 48,3%. Có thể nói, tái sử dụng là một trong những phƣơng thức dễ làm và gần gũi với thói quen tiêu dùng của các hộ gia đình, điều này có thể kỳ vọng nhiều về quyết định của hộ gia đình sẽ tham gia vào mô hình thúc đẩy việc giảm thiểu rác thải, năng tái sử dụng và tích cực tái chế.

Trong các việc làm tái sử dụng nói trên thì việc rửa sạch vỏ chai và sử dụng lại chúng để đựng nƣớc hoặc thứ khác (33,3%) đƣợc các hộ gia đình nhận định là hoạt động hiệu quả nhất đối với việc tái chế. Việc làm này không chỉ làm giảm lƣợng rác thải ra mà còn nâng cao tầm quan trọng của rác thải có thể tái chế đƣợc. Từ đây có thể bảo vệ đƣợc các nguồn tài nguyên đang bị khai thác cạn kiệt – làm cho rác thải trở nên hữu ích hơn.

Bảng 4.15: Đánh giá về hoạt động tái sử dụng hiệu quả nhất của hộ gia đình trong mô hình 3Rs tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Đơn vị: % Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60) Rửa sạch vỏ chai và sử dụng lại chúng để

đựng nƣớc hoặc các thứ khác

38,30 28,30 33,30

Thức ăn thừa đem cho vật nuôi 15,00 18,30 16,70 Sử dụng lại bọc nilong cũ còn nguyên để

đựng đồ hay làm túi dựng rác

21,70 10,00 15,80

Dùng thùng cạc tông, giấy cũ để gói đồ 5,00 16,70 10,80 Đem quần áo, giày dép, sách vở cũ cho

ngƣời thân hay đem từ thiện

10,00 8,30 9,20

Để lại dây thun, nilong để buộc đồ 6,70 8,30 7,50

Vỏ dừa phơi khô làm chất đốt 3,30 10,00 6,70

Tổng 100,00 100,00 100,00

55

4.3.3 Nhận thức của các hộ gia đình về tái chế tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Tái chế là nội dung cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng trong mô hình 3Rs. Đây cũng là bƣớc tạo ra những sản phẩm từ rác thải mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của tái chế là tiết kiệm đƣợc nguồn tài nguyên, giảm thiểu đƣợc một lƣợng rác thải ra môi trƣờng. Bảng 4.16: Nhận thức của các hộ gia đình về tái chế tại Cần Thơ và Hậu

Giang.

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014

Trong tổng số 120 hộ gia đình đƣợc hỏi thì có 51,7% ở Cần Thơ cho rằng tái chế là sử dụng lại rác thải để tạo ra thứ khác hữu ích hơn trong khi đó ở Hậu Giang tỷ lệ chênh lệch không nhiều là 55%. Điều này chứng tỏ hiểu biết của các đáp viên đúng với định nghĩa về tái chế để tạo ra thứ khác hữu ích. Ngoài ra, sau khi thu gom phế liệu để bán cho các cơ sở tái chế còn giảm đƣợc nhu cầu đất đai cần thiết để chôn lâp rác thải. Tỷ lệ chọn tiêu chí tái chế có nhiều công đoạn mà ngƣời dân có thể thực hiện bằng việc bán ve chai là 53,3%. Vì vậy, nếu các hộ gia đình thƣờng có thói quen thu gom phế liệu để bán sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho gia đình và cho cả cộng đồng, đồng thời giảm thiểu đƣợc nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh các tiêu chí đã đề ra trong cuộc nghiên cứu thì các hộ gia đình còn có ý kiến khác về tái chế nhƣ: tái chế có thể tiết kiệm nguồn tài nguyên, dùng nguyên liệu tái chế để có giả thành rẻ hơn – tránh việc phải lấy nguồn nguyên liệu mới hoặc nhập từ nƣớc ngoài, giá sẽ cao hơn. Tỷ lệ lựa chọn ngoài các tiêu chí khác chiếm 50% trong tổng số 120 ngƣời đƣợc hỏi, điều này là yếu tố khả quan cho việc hiểu biết có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia mô hình 3Rs.

Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n = 60) Hậu Giang (n = 60) Sử dụng lại rác thải để tạo ra thứ khác hữu

ích

51,70 55,00 53,30

Ngƣời dân không thể tái chế rác thải mà

cần sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền 20,00 53,30 36,70 Tái chế có nhiều công đoạn mà ngƣời dân

có thể thực hiện bằng việc bán ve chai 50,00 56,70 53,30

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)