Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng 3Rs trong quản lý rác thả

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 31 - 33)

rác thải sinh hoạt

 Tạp chí Quy hoạch và Quản lý Môi trƣờng có đăng bài “Yếu tố kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến sự sẵn sàng lựa chọn để giảm thiểu chất thải rắn tại thành phố Dhaka, Bangladesh” của các tác giả Rafia Afroz, Rabaah Tudin và Keisuke Hanaki (2011) thuộc trƣờng Đại học Hồi giáo quốc tế Malaysia, Gombak. Các tác giả đã xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát sinh chất thải và sẵn sàng để giảm thiểu chất thải rắn tại thành phố Dhaka, Bangladesh.

Thông tin về chất thải, sẵn sàng giảm thiểu, đặc điểm kinh tế-xã hội và hành vi của các hộ gia đình theo hƣớng quản lý chất thải rắn đƣợc thu thập từ các cuộc phỏng vấn với 402 hộ gia đình ở thành phố Dhaka. Trong số này, 103 hộ gia đình thƣờng xuyên thực hành các hoạt động tái chế. Trong bài đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính (OLS) và phân tích hồi quy logictic để xác định các yếu tố chi phối mà có thể ảnh hƣởng đến sự phát sinh chất thải và các hộ gia đình sẵn sàng để giảm thiểu và phân loại rác thải tại thành phố Dhaka, Bangladesh. Kết quả cho thấy các chất thải của các hộ gia đình ở thành phố Dhaka đã bị ảnh hƣởng bởi “ý thức môi trường, các nhóm thu nhập, đặc biệt là đối với người có thu nhập trung bình, và sẵn sàng để phân loại rác thải. Các yếu tố quan trọng cho sự sẵn sàng để giảm thiểu rác thải sinh hoạt

là ý thức môi trƣờng, đặc biệt là nhóm có thu nhập đối với ngƣời có thu nhập trung bình, chủ yếu là những thanh niên ở độ tuổi từ 25 đến 35. Xây dựng một chƣơng trình quản lý chất thải rắn có thể là một chiến lƣợc hiệu quả để thực hiện quản lý chất thải bền vững ở Bangladesh. Những yếu tố này là cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải cũng nhƣ để giảm suy thoái môi trƣờng do chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình.

Thuộc tính nhân khẩu học xã hội: tuổi tác, giới tính, giáo dục, cấu

trúc gia đình và tình trạng kinh tế xã hội. Kết quả trong một số nghiên cứu có mối quan hệ giữa các biến này và hành vi (Hopper và Nielsen, 1991; Gamba

20

và Oskamp, 1994; Werner và Makela, 1998; Owens et al, 2000; Valle và cộng sự, 2004).

Điều kiện tình hình phân loại rác thải tại gia đình kết hợp với các

khía cạnh hoạt động của hệ thống thu gom có thể khuyến khích sự tham gia cá nhân nhƣ: sự hiện diện, vị trí, khoảng cách, chủng loại, kích thƣớc và vệ sinh của các thùng chứa rác thải. Các đặc điểm cụ thể của hệ thống thu gom tái chế (Hopper và Nielsen, 1991; Vining và Ebreo, 1992; Gamba và Oskamp, 1994; Margai, 1997; Vicente và Reis, 2008). Các yếu tố liên quan khác là không gian lƣu trữ chất thải trong nhà ở, chất thải không đƣợc phân loại tại nhà và sự tồn tại của ngƣời giúp việc (Derksen và Gartrell, 1993; Margai, 1997; Valle et al, 2004.). Khuyến khích và cung cấp thông tin về tái chế (Vicente và Reis, 2008), có thể giúp tăng mức độ tham gia của cộng đồng và lƣợng chất thải đƣa đi tái chế. Khi hệ thống thu gom đƣợc thuận tiện, phối hợp với việc phân loại rác thải tại nguồn thì việc tái chế trở nên dễ dàng hơn, có thể giảm bớt thái độ tiêu cực về hành vi, nhƣ nhận thức về sự khó khăn trong quản lý rác thải sinh hoạt.

Thái độ đối với hành vi tái chế: theo lý thuyết của lý luận hành động

(TRA) (Ajzen và Fishbein, 1980), thái độ đối với hành vi liên quan đến việc đánh giá, tích cực hay tiêu cực, các cá nhân có hành vi này, nó phản ánh nhận thức của họ về kết quả của hành vi đó và làm thế nào họ đánh giá kết quả này. Đối với một số tác giả thái độ cụ thể đối với hành vi tái chế có liên quan mạnh mẽ đến hành vi cụ thể (Vining và Ebreo, 1992; Gamba và Oskamp, 1994; Werner và Makela, 1998; Valle và cộng sự 2004, 2005; Vicente và Reis, 2008).

Tiêu chuẩn cá nhân: phản ánh niềm tin của một cá nhân liên quan đến

cách cƣ xử và do đó phản ánh sự hài lòng của cá nhân trong việc thực hiện hành vi. Khi hành động theo chỉ tiêu cá nhân, họ sẽ cảm thấy tự hào nhƣng nếu một chuẩn mực cá nhân bị vi phạm, cá nhân sẽ trải qua một cảm giác tội lỗi (Hopper và Nielsen, 1991).

Chuẩn mực xã hội: phản ánh niềm tin của cá nhân về những kỳ vọng

của họ đối với các nhóm ngƣời để tham khảo ý kiến (bạn bè, hàng xóm, họ hàng) liên quan đến hành vi của họ và cũng có động lực để hành xử cho phù hợp với những kỳ vọng này. Sự ảnh hƣởng của chuẩn mực xã hội có liên quan tích cực đến hành vi tái chế trong một số nghiên cứu (Hopper và Nielsen, 1991; Oskamp et al, 1991; Martinho, 1998; Valle và cộng sự, 2004, 2005.). Ảnh hƣởng này phụ thuộc vào các đặc tính của chƣơng trình tái chế.

21

Thông tin và kiến thức: công dân đƣợc thông tin tốt hơn về cách tái

chế thì có khả năng tham gia tích cực hơn những ngƣời khác. Họ có thể phân loại rác thải sinh hoạt dễ dàng hơn và làm sẽ không cảm thấy khó khăn. Một số nghiên cứu cho thấy kiến thức cụ thể về các chƣơng trình tái chế là yếu tố dự báo quan trọng của hành vi và điều kiện cần thiết cho hiệu quả của việc tham gia (Vining và Ebreo, 1992; Corral-Verdugo, 1996; Gamba và Oskamp 1994; Vicente và Reis, 2008). Một khía cạnh quan trọng là phải xác định một cách hiệu quả nhất để cung cấp thông tin. Theo Vicente và Reis (2008) hiệu quả của thông tin có thể khác nhau tùy thuộc vào cách nó đƣợc trình bày. Truyền hình, phát thanh, báo và tạp chí tạo điều kiện cho việc truyền tải thông điệp tới công chúng. Tuy nhiên, phƣơng tiện truyền thông trực tiếp thông qua các hoạt động truyền thông địa phƣơng (thƣ, các buổi thông tin địa phƣơng, ngoài trời cho thấy ngƣời dân địa phƣơng tái chế và phân phối tài liệu) có thể có hiệu quả hơn trong việc truyền thông điệp tái chế nhằm mục đích mở rộng sự tham gia của các cá nhân.

Nhận thức kiểm soát hành vi: có nghĩa là nhận thức của các cá nhân

liên quan đến những khó khăn trong việc thực hiện hành vi này và kết hợp với nhận thức về khả năng của mình để thực hiện các hành vi, sự tồn tại của điều kiện bên ngoài mà có thể khuyến khích hành vi. Khó khăn ở đây có liên quan với những nỗ lực cần thiết để phân loại rác, thời gian để phân loại rác thải và phƣơng tiện thu gom, thiếu không gian lƣu trữ rác thải đầy đủ ở nhà và thiếu sự khích lệ hay thông tin từ bên ngoài về phân loại và giảm thiểu rác thải. Kiểm soát hành vi nhận thức đã đƣợc xác định trong nhiều nghiên cứu nhƣ là một yếu tố dự báo quan trọng của hành vi tái chế (Taylor và Todd, 1995; Valle et al, 2005.). Đánh giá việc thực hiện của các cá nhân với việc quản lý rác thải sinh hoạt cũng có thể ảnh hƣởng đến sự tham gia của họ trong các chƣơng trình tái chế (Vining và Ebreo, 1990, 1992; Martinho, 1998).

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 31 - 33)