MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU TẠI CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 53)

4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU TẠI CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG GIANG

Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện tại Cần Thơ và Hậu Giang với tổng số hộ tham gia phỏng vấn là 120 hộ. Trong đó 60 hộ ở Cần Thơ và 60 hộ ở Hậu Giang. Đối tƣợng phỏng vấn của đề tài là những chủ hộ hoặc những thành viên trong gia đình hiểu rõ về hiện trạng rác thải sinh hoạt của gia đình.

4.1.1. Thông tin về đáp viên

Bảng 4.6 Tuổi, giới tính và trình độ học vấn của đáp viên tại Cần Thơ và Hậu Giang. Tiêu chí Tần số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60) CầnThơ (n=60) Hậu Giang (n=60) Tuổi 18 – 30 12 6 20,0 10,0 15,0 31 – 50 34 33 56,7 55,0 55,8 > 51 14 21 23,3 35,0 29,2 Giới tính Nam 13 32 21,7 53,3 37,5 Nữ 47 28 78,3 46,7 62,5 Trình độ học vấn Dƣới cấp 2 9 5 15,0 8,3 11,7 Cấp 2 17 11 28,3 18,3 23,3 Cấp 3 18 29 30,0 48,3 39,2 Cấp 3 trở lên 16 15 26,7 25,0 25,8

Nguồn: Điều tra thực tế 2014 (Xem phụ lục 2)

Tuổi đáp viên: Qua khảo sát thực tế, phần lớn đáp viên có độ tuổi từ 31

tuổi trở lên (chiếm 85%). Ở độ tuổi này thì họ là những chủ hộ hoặc là những ngƣời có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ có những sự quyết định đúng đắn cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày và bền vững hơn. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho quá trình phỏng vấn và bảo đảm tính chính xác hơn cho những

42

thông tin thu thập đƣợc. Đối với các đáp viên, số ngƣời từ 18 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ 15% cho thấy đây là lứa tuổi trẻ có đủ nhận thức và hiểu biết về các vấn đề môi trƣờng nhằm giảm thiểu rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Giới tính đáp viên: Trong 120 ngƣời đƣợc phỏng vấn, có 45 ngƣời là nam giới (chiếm 37,5%) và có 75 ngƣời là nữ giới (chiếm 62,5%). Tỷ trọng về giới tính của đáp viên ở Cần Thơ và Hậu Giang có sự chênh chệch khá lớn và nghịch chiều nhau. Trong số 60 đáp viên ở Hậu Giang thì có 53,3% đáp viên nam và đáp viên nữ chỉ có 46,7%. Tuy nhiên, tại Cần Thơ, số đáp viên nam chỉ chiếm 21,7% và đáp viên nữ chiếm tỷ lệ lớn 78,3%. Số đáp viên là nữ chiếm tỷ trọng cao hơn vì khi điều tra, chủ hộ nam thƣờng đi làm và nếu có ở nhà cũng để cho đáp viên nữ trả lời. Điều này có ƣu điểm là phần lớn các hoạt động sinh hoạt trong gia đình đều do phụ nữ đảm nhận. Họ là ngƣời thƣờng xuyên làm việc nhà nhƣ nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa, họ có thói quen tiêu dùng tiết kiệm và quản lý rác thải sinh hoạt của gia đình.

Trình độ học vấn: Theo kết quả thu thập đƣợc thì trình độ học vấn của

Cần Thơ và Hậu Giang là tƣơng đối cao. Số đáp viên có trình độ học vấn ở cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,2%, từ cấp 3 trở lên chiếm 25,8%. Điều này cho thấy trình độ học vấn của đáp viên khá cao, họ có đủ hiểu biết để nắm bắt đƣợc những thông tin mới về việc quản lý rác thải sinh hoạt trong gia đình. Yếu tố này có khả năng ảnh hƣởng lớn đến quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình 3Rs.

4.1.2. Thông tin về hộ gia đình của đáp viên

Số nhân khẩu: Trên hai địa bàn nghiên cứu, số ngƣời trong một gia đình

có khoảng từ 4 – 5 thành viên cùng sinh sống. Gia đình đông ngƣời nhất là 8 ngƣời do tập quán sinh sống của ngƣời Việt Nam là sống tập trung theo nhiều thế hệ trong một gia đình. Số thành viên trong gia đình, đạt thấp nhất là 2 ngƣời, đây là những hộ gia đình thƣờng là vợ chồng trẻ hoặc là những ngƣời lớn tuổi không sống chung với con cái. Trung bình số ngƣời trong một hộ gia đình không có sự chênh lệch nhiều giữa Cần Thơ và Hậu Giang (lần lƣợt là 4,17 ngƣời và 4,32 ngƣời).

Tổng thu nhập: Theo nguồn điều tra thực tế, tổng thu nhập trung bình

của một hộ gia đình trong một tháng đạt 11,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, thu nhập thấp nhất là 2 triệu đồng/tháng, cao nhất là 32 triệu đồng/tháng. Theo điều tra thực tế, tổng thu nhập hằng tháng của các hộ gia đình là khá cao, từ đây có thể kì vọng đa số hộ gia đình có đời sống vật chất đƣợc ổn định sẽ quan tâm hơn đến vấn đề rác thải sinh hoạt của gia đình và có quyết định đúng đắn

43

để tham gia vào mô hình giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải một cách tốt hơn.

Bảng 4.7: Số nhân khẩu, tổng thu nhập của các hộ gia đình ở Cần Thơ và Hậu Giang. Tiêu chí Vùng nghiên cứu Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60)

Số nhân khẩu (ngƣời)

Trung bình 4,17a 4,32a 4,24 Độ lệch chuẩn 1,24 1,28 1,26 Cao nhất 8,0 8,0 8,0 Thấp nhất 2,0 2,0 2,0 Tổng thu nhập (triệu đồng/tháng) Trung bình 9,88aaa 13,4bbb 11,6 Độ lệch chuẩn 5,42 4,25 5,16 Cao nhất 30,0 32,0 32,0 Thấp nhất 2,0 9,1 2,0

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: aaa: Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. (Xem phụ lục 3) Chữ a,b dùng để so sánh sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu. Hai chữ giống nhau trong cùng một hàng thể hiện không có sự khác biệt.

4.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

4.2.1 Nguồn phát sinh

Qua khảo sát tại Có thể dễ dàng nhận thấy đƣợc lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh tùy thuộc vào thói quen tiêu dùng của mỗi hộ gia đình. Rác thải phát sinh nhiều nhất từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình nhƣ: nấu ăn, dọn dẹp, buôn bán và thƣờng phát sinh rác do lá cây rụng ở các hộ có vƣờn tƣợc.

Tỷ lệ rác phát sinh từ các hoạt động trên đƣợc thể hiện trong hình 4.9, cụ thể nhƣ sau: ta có thể thấy chiếm phần lớn tỷ lệ rác là do công việc nấu ăn là 45,7%, tỷ lệ rác do việc dọn dẹp nhà cửa 28,3%, rác do lá cây rụng là 15,7% và 10,2% là do buôn bán.

44 45,7 28,3 15,7 10,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 %

Nấu ăn Dọn dẹp Rác lá cây Buôn bán

Hình 4.9 Tỷ lệ rác phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại Cần Thơ và Hậu Giang.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014

4.2.2 Khối lƣợng rác phát sinh hàng ngày

Lƣợng rác của các hộ gia đình thải ra hàng ngày trung bình không nhiều, lƣợng rác này chủ yếu do sinh hoạt, buôn bán…

Bảng 4.8: Khối lƣợng rác thải hàng ngày của hộ gia đình tại Cần Thơ và Hậu Giang. Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=120) Cần Thơ (n=60) Hậu Giang (n=60) Lƣợng rác thải hàng ngày (kg/ngày) Thấp nhất 0,3 0,5 0,3 Cao nhất 6,0 6,0 6,0 Trung bình 1,7a 2,1a 1,9 Tỷ lệ rác hữu cơ (%) Thấp nhất 10 40 67,5 Cao nhất 95 85 Tỷ lệ rác vô cơ (%) Thấp nhất 5 15 32,5 Cao nhất 90 60

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014 Ghi chú: (Xem phụ lục 3)

Chữ a dùng để so sánh sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu. Hai chữ giống nhau trong cùng một hàng thể hiện không có sự khác biệt.

45

Khối lƣợng rác thải sinh hoạt đƣợc thải ra mỗi ngày nhiều hay ít cũng là cơ sở cho quyết định tham gia mô hình giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải. Tại Cần Thơ và Hậu Giang lƣợng rác thải trung bình hàng ngày của các hộ gia đình không nhiều vào khoảng 1,9 kg/ngày. Các hộ có phát sinh nhiều rác thƣờng là các hộ kinh doanh dịch vụ buôn bán. Khối lƣợng rác lớn nhất lên đến 6kg/ngày, trong khi khối lƣợng thấp nhất chỉ có khoảng 0,3 kg/ngày. Lƣợng rác trung bình mỗi hộ thải ra khoảng 1,7kg/ngày ở Cần Thơ và 2,1kg/ngày ở Hậu Giang.

Trong cuộc nghiên cứu, để tiện cho việc giải thích đến các đáp viên về tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt của mỗi hộ gia đình đáp viên, các phỏng vấn viên đã chia thành phần rác thải sinh hoạt thành hai loại: rác hữu cơ và rác vô cơ (Recerd). Rác hữu cơ của các hộ gia đình chủ yếu là thức ăn dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, rau củ quả sơ chế biến từ việc nấu ăn, xƣơng động vật... Rác vô cơ thƣờng là những chai lọ, chén dĩa bể, vỏ xe,... Đặc biệt rác vô cơ ở các hộ gia đình đa số là bọc ni lông và các hộp nhựa đựng đồ ăn hoặc thức uống.

Theo điều tra thực tế, do tập quán thƣờng xuyên nấu ăn ở nhà nên có thể dễ dàng thấy thành phần rác hữu cơ chiếm phần lớn trong lƣợng rác thải ra hằng ngày ở mỗi hộ gia đình. Trên cả hai địa bàn Cần Thơ và Hậu Giang thì tỷ lệ rác rác hữu cơ trung bình chiếm tỷ lệ lớn nhất là 67,5%, trong khi đó tỷ lệ rác vô cơ trung bình chỉ đạt 32,5%.

4.2.3 Hoạt động thu gom bán phế liệu của các hộ gia đình ở Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

Khi đƣợc hỏi gia đình có bán phế liệu hay không, thì đa số đều trả lời là có. Trong tổng số 120 ngƣời đƣợc hỏi thì có đến 84 ngƣời có bán phế liệu vì có thể kiếm đƣợc một khoản tiền nhỏ từ các vật dụng không sử dụng đƣợc. Đây cũng là thói quen tiêu dùng của các hộ gia đình. Đặc biệt các hộ gia đình kinh doanh buôn bán thƣờng có xu hƣớng thu gom chai lọ, giấy để bán phế liệu, bởi vì trong quá trình buôn bán thì lƣợng chai, lọ, giấy phát sinh nhiều hơn các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán.

Số hộ gia đình không bán phế liệu trên cả hai địa bàn chỉ chiếm 30% trong tổng số hộ gia đình đƣợc hỏi. Tuy nhiên, riêng tại Cần Thơ lƣợng thu gom chai lo, giấy là chiếm tỷ lệ rất lớn là 88,3%, trong khi đó ở Hậu Giang thì đạt thấp hơn là 51,7%. Cụ thể, ở Cần Thơ trong 60 ngƣời đƣợc hỏi thì chỉ có 7 hộ gia đình không bán phế liệu ngƣợc lại có đến 29 hộ gia đình không bán phế liệu ở Hậu Giang. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bán và không bán phế liệu, đối với nhóm ngƣời có bán phế liệu thì chủ yếu là do bản thân mỗi hộ gia đình có thói quen bán phế liệu để có thêm thu nhập và nhóm ngƣời không bán

46

phế liệu là do họ không có thời gian phân loại rác và họ không thích làm việc này.

Theo cuộc khảo sát thì trung bình từ 1,5 đến 2 tháng các hộ gia đình trên cả hai địa bàn sẽ bán phế liệu một lần. Mỗi một lần bán với số tiền thấp nhất là 2000đ/lần bán và cao nhất là 80000đ/lần bán, nhƣng trung bình số tiền bán đƣợc từ phế liệu ở Cần Thơ là 21600đ/lần bán cao hơn nhiều so với Hậu Giang trung bình 16000đ/lần bán.

Bảng 4.9: Hoạt động thu gom chai lọ, giấy bán phế liệu và tiền bán phế liệu

Tiêu chí Địa bàn Tổng (n=84) Cần Thơ (n=53) Hậu Giang (n=31) Bán phế liệu (%) Có 88,3 51,7 70,0 Không 11,7 48,3 30,0 Tiền bán phế liệu (1000đ/lần) Nhỏ nhất 5,0 9,0 19,5 Lớn nhất 80,0 25,0 Trung bình 21,6a 16,0b Tần suất bán (tuần/lần) Nhỏ nhất 2,0 2,0 7,88 Lớn nhất 48,0 16,0 Trung bình 7,36a 8,77a

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014 Ghi chú: a: Khác biệt ở mức ý nghĩa 10%. (Xem phụ lục 3)

Chữ a,b dùng để so sánh sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu. Hai chữ giống nhau trong cùng một hàng thể hiện không có sự khác biệt.

Bảng 4.10 thể hiện dịp bán phế liệu nhiều nhất trong năm của các hộ gia đình và số tiền bán đƣợc trong mỗi lần bán. Có thể thấy ở Cần Thơ trƣớc tết là dịp bán phế liệu đƣợc nhiều nhất đạt 65,0% và ở Hậu Giang là 21,7%. Lí do bán đƣợc nhiều nhƣ vậy là do các hộ gia đình tổng vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp và trang trí nhà cửa để chào đón năm mới. Họ bán những thiết bị, đồ gia dụng hỏng, cũ hoặc những vật dụng không có nhu cầu sử dụng. Không chỉ có giấy vụn, nhựa, đồng, nhôm, sắt vụn,... mà có cả đồ điện tử cũ, hỏng cũng đƣợc nhiều gia đình bán tống bán tháo cho gọn nhà. Mỗi dịp trƣớc tết họ bán đƣợc từ 44000đ đến 42000đ ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, lƣợng tiền bán phế liệu phụ thuộc nhiều vào loại phế liệu và số lƣợng phế liệu đƣợc bán.

47

Bảng 4.10: Dịp bán phế liệu nhiều nhất và tiền bán phế liệu nhiều nhất trong các dịp ở Cần Thơ và Hậu Giang.

Tiêu chí Địa bàn Cần Thơ (n=53) Hậu Giang (n=31) Dịp bán phế liệu nhiều nhất (%) Trƣớc tết 65,0 21,7 Sau tết 48,3 8,3 Đám tiệc 50,0 10,0 Lễ, kì nghỉ 26,7 10,0 Tiền bán phế liệu nhiều nhất (1000ngàn/lần) Nhỏ nhất 10,0 35,0 Trung bình 44,3a 42,3a Lớn nhất 150,0 49,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm, 2014 Ghi chú: (Xem phụ lục 3)

Chữ a dùng để so sánh sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu. Hai chữ giống nhau trong cùng một hàng thể hiện không có sự khác biệt.

30,6 19,6 13,9 8,2 2,8 6,9 0 5 10 15 20 25 30 35%

Chai lọ, hũ Lon bia Sách, báo Sắt vụn Thùng

giấy, cạc tông

Khác

Hình 4.10 Tỷ lệ các loại phế liệu đƣợc bán tại Cần Thơ và Hậu Giang.

48

Qua biểu đồ hình 4.10, lƣợng phế liệu từ chai lọ, hũ chiếm tỷ lệ lớn nhất ở mức 30,6%, chai lọ ở đây là những chai nƣớc khoáng, chai nƣớc mắm bằng nhựa, các hũ đựng tƣơng, chao... phần lớn là do các hoạt động nấu ăn nên phát sinh nhiều vỏ chai lọ. Vỏ lon bia cũng chiếm tỷ lệ cao là 19,6%. Do các hộ gia đình thƣờng xuyên đọc báo và có đặt báo tháng, báo quý nên số lƣợng báo có nhiều và do con em trong gia đình có sách cũ không có nhu cầu sử dụng nên lƣợng phế liệu khá nhiều chiếm 13,9%. Các loại khác ở đây đƣợc các đáp viên nêu ra bao gồm vỏ xe cũ, đồ điện tử các loại đồ nhôm, lông vịt... chiếm tỷ lệ 6,9% cao hơn việc bán thùng giấy cac-tong là 2,8%.

4.2.4 Dụng cụ chứa rác của hộ gia đình.

Tùy theo quy mô hộ gia đình và cách sắp xếp bài trí thì mỗi hộ gia đình sử dụng dụng cụ chứa rác khác nhau. Tuy nhiên, trong số các hộ gia đình đƣợc hỏi thì dụng cụ để chứa rác đa phần là thùng nhựa, có gia đình chỉ sử dụng bọc nilon rồi để tập trung vào một góc nhỏ nào đó. Điều này cho thấy họ không quan tâm nhiều đến vấn đề rác thải sinh hoạt tại nhà và sức khỏe. Các gia đình sống trong các con hẻm thƣờng vứt rác xung quanh nhà hoặc nơi công cộng, thậm chí còn vứt rác xuống kênh, xuống sông.

Theo số liệu điều tra đƣợc thì việc sử dụng túi nilong để đựng rác ở Cần Thơ là 51,7% trong khi đó ở Hậu Giang tỷ lệ sử dụng túi nilong cao hơn nhiều so với Cần Thơ ở mức 75%. Điều này cho thấy mức độ sử dụng bọc nilong là quá nhiều và gây ô nhiễm môi trƣờng bởi tính chất của bọc nilong là rất mỏng, dễ rách và không phân hủy đƣợc. Hiện nay, với thói quen tiêu dùng của các hộ gia đình thì đây là phƣơng thức để chứa rác khó có thể thay đổi đƣợc. Tuy nhiên việc sử dụng thùng nhựa cũng xuất hiện khá nhiều chiếm tỷ lệ 68,3% , khá tƣơng đồng trên cả hai địa bàn nghiên cứu. Từ thực tế có thể thấy rằng sử dụng bọc nilong là ở mức thuận tiện nhƣng không đảm bảo mức độ vệ sinh so với việc sử dụng thùng nhựa để chứa rác, đặc biệt là các thùng có nắp đậy sẽ tránh đƣợc mùi hôi thối từ rác thải phát sinh trong quá sinh hoạt.

Phần lớn nơi để thùng đựng rác của các hộ gia đình là ở nhà bếp, tại Cần Thơ tỷ lệ để thùng rác ở nhà bếp là 73,3% còn ở Hậu Giang là 78,3%. Ngoài

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)