Tiềm năng phát triển của Thành phố CầnThơ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 41 - 42)

Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km, là nơi hội tụ, đầu mối giao thông huyết mạch bằng đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng không với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi và các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhà đầu tƣ từ thành phố Cần Thơ đến các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, về đƣờng hàng không, Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt chuẩn là sân bay quốc tế, nhà ga có công suất 2 triệu lƣợt khách mỗi năm, đáp ứng những tuyến di chuyển quan trọng của các nhà đầu tƣ.

Hệ thống cảng đƣợc nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT. Cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lƣợng 40.000 tấn, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới đƣợc xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006, đang triển khai đầu tƣ giai đoạn II.

Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch theo hƣớng du lịch xanh, sinh thái kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, nhân văn, phát huy ƣu thế sông nƣớc, miệt vƣờn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dƣỡng của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia, thành phố có hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có đầy đủ các loại hình đào tạo giáo dục, y tế... Đặc biệt có trƣờng Đại học Cần Thơ là trƣờng đại học đứng thứ 2 cả nƣớc. Đây là ƣu thế nổi trội của thành phố Cần Thơ so với các tỉnh, thành trong khu vực, giúp Cần Thơ sớm trở thành nơi phát triển dịch vụ Giáo dục và

30

Y tế cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giúp Cần Thơ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cao, tiền đề đƣa thành phố Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ - du lịch trƣớc năm 2020.

Cần Thơ có khoảng 1.000 ha mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt, tập trung đầu tƣ khai thác nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt để trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến đầu tƣ khai thác ít nhất 40.000 ha mặt nƣớc nuôi thuỷ sản, sản lƣợng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái trồng cây ăn quả, tập trung vào các loại cây chủ lực nhƣ xoài, bƣởi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, măng cụt, cam, quýt sạch bệnh. Các quận, huyện của thành phố có thể tập trung đầu tƣ kinh tế vƣờn kết hợp với khai thác du lịch thành thế mạnh gồm Ô Môn, vùng ven và các cồn của thành phố Cần Thơ. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Cần Thơ phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tƣ tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghiệp sau thu hoạch. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tƣ.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3rs trong quản lý rác thải sinh hoạt tại cần thơ và hậu giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)