Hoạt động 4: Xây dựng hình tượng và tạo hình các nhân vật của “Cốt

Một phần của tài liệu Giáo an mĩ thuật đan mạch soạn theo trường phái tích hợp từng chủ đề lớp 1 (Trang 67 - 69)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

2.4.Hoạt động 4: Xây dựng hình tượng và tạo hình các nhân vật của “Cốt

1. Hoạt động khởi động (2 phút):

2.4.Hoạt động 4: Xây dựng hình tượng và tạo hình các nhân vật của “Cốt

và tạo hình các nhân vật của “Cốt truyện” (30-35 phút)

* Mục tiêu: Học sinh xây dựng được các hình tượng và tạo ra các nhân vật theo cốt truyện.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Xây dựng hình tượng:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và xây dựng các hình tượng cho cốt truyện. - Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi:

+ Có những nhân vật nào? Là con gì? Cảnh gì?

+ Con vật cụ thể? (con gì, đặc điểm hình dáng, tính cách; đặc điểm về bối cảnh?) + Mối quan hệ và vai trò của các con vật trong “Cốt truyện” ?

- Học sinh thảo luận và xây dựng các hình tượng cho cốt truyện.

Bước 2. Tạo hình các nhân vật:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm lựa chọn cách tạo hình nhân vật. Giáo viên gợi ý: + Vẽ hình, tô màu hay xé, dán giấy màu, giấy báo, ...

+ Nhân vật 3D (đất nặn, dây thép uốn, vỏ hộp).

- Giáo viên lưu ý: Khi tạo hình nhân vật

- Các nhóm lựa chọn phương án, phân công các thành viên trong nhóm.

cần chú ý đến đặc điểm hình dáng, động tác tư thế... như thế nào để có liên quan tới sự việc của “Cốt truyện”.

- Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm theo trình độ.

- Giao việc cho các nhóm:

 Nhóm trung bình, yếu: Vẽ tranh cùng các nhân vật theo câu chuyện của chủ đề.

Nhóm khá: Nặn, tạo dáng các nhân vật

theo cốt truyện đã chọn; vẽ tranh phong cảnh thể hiện cốt truyện đã chọn; gắn các nhân vật tạo được vào tranh.

 Nhóm giỏi: Dùng dây thép và giấy bồi, giấy báo cũ, uốn thành các nhân vật với những tư thế khác nhau; vẽ tranh phong cảnh thể hiện cốt truyện đã chọn; gắn các nhân vật tạo được vào tranh.

- Giáo viên giúp đỡ các nhóm khi cần.

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):

- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.

- Các nhóm chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp vào tiết sau.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.

- Học sinh lắng nghe.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

……… ………….. ……… ………….. ……… ………….. ……… …………..

Ngày dạy: Thứ ……., ngày ……. tháng … năm ………

Tích hợp các bài 26, bài 31 và bài 35 (3 tiết)

(Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên.

- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về chim, hoa, cây cối... gần gũi xung quanh; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng hình ảnh để tạo được bức tranh thiên nhiên và các hoạt động về bảo vệ môi trường.

- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên …

- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, sáp nặn, vở Mĩ thuật, các bức tranh về chim, hoa, cây cối, thiên nhiên mà các em sưu tầm được…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (2 phút):

- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.

- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.

- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.

2. Các hoạt động chính (tiếp theo):

Một phần của tài liệu Giáo an mĩ thuật đan mạch soạn theo trường phái tích hợp từng chủ đề lớp 1 (Trang 67 - 69)